CẬP NHẬT NHỮNG CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ NHẤT
Hệ miễn dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, giúp ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch phát sinh vấn đề bất thường đồng nghĩa với việc cơ thể dễ mắc bệnh hơn cũng như bệnh lý có chiều hướng nặng hơn. Vậy làm thế nào để bảo vệ, tăng cường chức năng hệ miễn dịch? Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn một số cách tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống được cấu thành từ các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Những thành phần này kết hợp tạo ra một mạng lưới bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố ngoại lai có nguy cơ gây tổn hại cơ thể như các vi trùng, vi sinh vật, điều quan trọng là hệ miễn dịch phân biệt được mô cơ thê với mô ngoại lai, ngoài ra các tế bào chết hoặc hỏng cũng được hệ miễn dịch nhận ra và loại bỏ. Một trong những tế bào có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch là bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau nhằm truy tìm và phá hủy các sinh vật truyền nhiễm có hại cho sức khỏe. Hệ thống miễn dịch phá hủy các yếu tố gây bệnh thông qua một loạt tiến trình được gọi là phản ứng miễn dịch.
Cấu trúc hệ miễn dịch rất phức tạp và trải dài khắp cơ thể bao gồm: Amidan cổ họng, tủy xương, da, hệ thống tiêu hóa, hạch bạch tuyết, niêm mạc trong mũi, họng,.... Việc phân bổ ở khắp nơi trong cơ thể giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ tế bào, cũng như duy trì hoạt động hiệu quả và liên tục nhằm bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại.
Vai trò của hệ miễn dịch
Chức năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh cho cơ thể bao gồm virus, ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm … Những tác này có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống. Hệ miễn giúp chống lại các nhân tố này thông qua các bước gọi là phản ứng miễn dịch như sau:
- Bước 1: Tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc nhân tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể
- Bước 2: Nếu tác nhân xấu vượt qua rào cản, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh ra các tế bào bạch cầu, hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy các yếu tố lạ có thể gây hại đến cơ thể. Hệ miễn dịch thực hiện các biện pháp khác nhau để tìm ra và loại bỏ tác nhân xấu trước khi chúng kịp phân chia.
- Bước 3: Trong trường hợp thất bại khi tiêu diệt tác nhân xấu, hệ thống miễn dịch tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nhằm kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh. Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và phát huy toàn bộ chức năng cần thiết nhằm loại bỏ hầu hết các yếu tố gây bệnh. Nếu hoạt động một cách trơn tru, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe từ các bệnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
Chức năng ghi nhớ, tạo kháng thể chống tái phát bệnh cũ
Hệ miễn dịch có khả năng “ghi nhớ”, ngay khi lần đầu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể để chống lại tác nhân bên cạnh đó hệ miễn dịch sẽ “ghi nhớ” và hình thành khả năng chống lại tác nhân này trong tương lai.
Cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả
Hệ miễn dịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của mỗi con người. Vậy nên việc tăng cường hệ miễn dịch là vô cùng cần thiết. Bạn sẽ ngạc nhiên với những cách tăng cường hệ miễn dịch hoàn toàn tự nhiên dưới đây đấy!
Đảm bảo ngủ đủ giấc
Giấc ngủ và tình trạng miễn dịch có mối liên kết mật thiết với nhau. Giấc ngủ không đủ, hoặc kém chất lượng đều làm suy yếu hệ miễn dịch dẫn tới cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Một giấc ngủ dài và sâu sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể nạp lại năng lượng sau một ngày dài hoạt động, tăng cường chứng năng các bộ phận, tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có khả năng bị cảm lạnh cao hơn những người ngủ từ 6 tiếng trở lên.
Người lớn nên ngủ khoảng 7 giờ mỗi tối, thanh thiếu niên cần từ 8-10 giờ còn trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần 14 giờ.
Thường xuyên tập thể dục đều đặn
Tập thể dục ở mức độ vừa đủ sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần một buổi tập thể dục vừa phải cũng có thể tăng cường hiệu quả vắc-xin ở những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên làm tăng cường khả năng kháng viêm, giúp các tế bào miễn dịch tái tạo thường xuyên, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm căng thẳng, giảm đau, ngủ ngon từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
Các bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội với thời gian khoảng 150 phút mỗi tuần
.
Bổ sung thực phẩm có chất xơ
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau, các loại hoạt đều giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch.
Các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm bằng cách chống lại các hợp chất không ổn định gọi là gốc tự do, nguyên nhân gây viêm ở cơ thể khi tích tụ trong thời gian dài. Viêm mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh bao gồm tim, Alzheimer, và một số bệnh ung thư.
Chất xơ nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đường ruột và vi khuẩn có lợi. Quần thể vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa.
Bổ sung chất có lợi
Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, cá hồi có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm khi cơ thể phản ứng với mầm bệnh.
Dầu ô liu có tính kháng viêm cao, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường. Ngoài ra đặc tính chống viêm của dầu ô liu còn giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
Axit béo omega 3 trong cá hồi và hạt chia cũng có khả năng chống viêm rất tốt.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước rất quan trọng với cơ thể, khi mất nước sẽ có thể gây đau đầu, giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tiêu hóa và chức năng tim, thận. Những biến chứng này sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh.
Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để nước tiểu có màu vàng nhạt. Nước lọc được khuyên dùng do không chứa calo, các chất phụ gia và đường.
Tiếp xúc ánh nắng vào buổi sớm
Ánh nắng tác động đến quá trình sản sinh vitamin D. Vào mùa hè, bạn nên phơi nắng 10-15 phút mỗi ngày vì thiếu vitamin D sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
Một số nghiên cứu tiến hàng đã cho thấy trẻ nhỏ hấp thụ đủ 1.200 IU mỗi ngày cung cấp vitamin D làm giảm nguy cơ mắc cúm A.
Không sử dụng thuốc lá, rượu bia chất kích thích
Thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia thường xuyên tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm suy giảm khả năng miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, phế quản, phổi. Do vậy để tăng cường miễn dịch nên hạn chế việc sử dụng thuốc lá, rượu bia.
Giảm thiểu căng thẳng, sống hạnh phúc hơn
Giảm sự căng thẳng và lo lắng là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ dẫn đến quá trình viêm, mất cân bằng chức năng miễn dịch. Đặc biệt việc căng thẳng kéo dài còn có nguy cơ ức chế phản ứng miễn dịch ở trẻ em.
Những người có đời sống tinh thần thoải mái, hạnh phúc có xu hướng khỏe mạnh hơn những người còn lại. Một nghiên cứu cho thấy mức protein trong hệ thống miễn dịch, là immunoglobulin A (IgA) sẽ nâng cao ở người trưởng thành có quan hệ tình dục đều đặn và có lối sống lành mạnh. Lối sống lành mạnh, hạnh phúc hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ từ đó bảo vệ cơ thể toàn diện mà không cần bất kỳ loại thuốc hỗ trợ nào.
Hệ miễn dịch là bộ phận chuyên biệt không thể thiếu của cơ thể, chúng tạo ra kháng thể giúp chống lại những tác nhân xấu ngoại lai. Biết được các yếu tố có lợi, hại cho hệ miễn dịch từ đó chúng ta có thể xây dựng một lối sống khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch nói riêng và tổng thể sức khỏe nói chung.
XEM THÊM:
- Suy giảm miễn dịch - Tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết tình trạng nguy hiểm này
- Sẽ ra sao nếu hệ miễn sịch kiệt sức
- Top 11 thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch siêu tốt