SẼ RA SAO NẾU HỆ MIỄN DỊCH “KIỆT SỨC”
Hệ miễn dịch là một hệ cơ quan cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, đóng vai trò như lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của mầm bệnh và rất nhiều tác nhân gây hại khác. Hệ thống miễn dịch hoạt động liên tục trong suốt quá trình phát triển ở người. vậy có khi nào bạn đặt câu hỏi: Hệ miễn dịch có kiệt sức hay không? Và sẽ ra sao nếu hệ miễn dịch kiệt sức?
Hãy cùng Pharma Plus đi tìm giải đáp cho những thắc mắc trên nhé!
Hệ miễn dịch đang bảo vệ chúng ta như thế nào?
Hệ miễn dịch bảo bệ cơ thể chúng ta khỏi các vi khuẩn, nấm, virus
Hệ miễn dịch bảo vệ chúng ta hằng ngày bằng cách phát hiện và tiêu diệt kẻ ngoại lai xâm nhập gây hại bằng cách nhận dạng các protein lạ trên tế bào.
Đầu tiên, với sự xuất hiện của các kháng nguyên như vi khuẩn, nấm, virus hoặc các tế bào lỗi. Hệ miễn dịch sẽ tập hợp một loạt các tế bào phối hợp chức năng với nhau dễ dàng nhận ra sự xâm nhập của kháng nguyên.
Khi các kháng nguyên bị phát hiện, thành phần tế bào lympho B trong hệ miễn dịch bắt đầu tiết ra các kháng thể. Kháng thể được sản sinh ra là các protein đặc hiệu có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên tương ứng. Trong quá trình sản xuất ra kháng thể, mỗi tế bào Lympho B chỉ tạo ra một kháng thể riêng biệt. Nếu kháng nguyên ở dạng mới mà tế bào lympho chưa thể tạo ra kháng thể tương ứng, kháng nguyên có thể xâm nhập vào sâu trong cơ chế miễn dịch và gây ra ảnh hưởng tiêu cực.
Kháng thể trong hệ miễn dịch có các tác dụng như: Nhận dạng và tiêu diệt vi khuẩn, tập hợp chất lỏng của cơ thể, chống lại tác động của ký sinh trùng, gắn kết cùng với tế bào lympho B để xây dựng khả năng miễn dịch.
Thực tế, kháng thể chỉ có tác dụng khóa kháng nguyên, không có tác dụng tiêu diệt nó, do đó nhiệm vụ tiêu diệt các kháng nguyên là trách nhiệm của thực bào.
Các tế bào lympho T trong hệ miễn dịch tham gia chống trả kháng nguyên theo những cách thức khác nhau dựa trên đặc điểm của từng dạng tế bào. Tuy nhiên tác động chính của loại tế bào này là phá hủy các tế bào bị tổn thương và cảnh báo các bạch cầu khác.
Tế bào Helper T phối hợp cùng các tế bào khác tạo ra các phản ứng miễn dịch. Chúng kết hợp cùng tế bào lympho B sản sinh ra nhiều kháng thể, cùng với đó tác động lên thực bào giúp gia tăng khả năng tiêu diệt kháng nguyên. Tế bào Killer T tác động chống lại virus dựa trên cơ chế nhận dạng và phân nhỏ các phần của virus và tiêu diệt nó.
Hệ miễn dịch ngày càng hoàn thiện hơn khi con người trưởng thành, theo nguyên tắc đó khi con người tiếp xúc với càng nhiều mầm bệnh thì các kháng thể được sinh ra càng nhiều.
Khi hệ miễn dịch “kiệt sức”, con người sẽ ra sao?
Miễn dịch trong cơ thể suy yếu dẫn tới tình trạng cơ thể suy nhược
Không một cơ quan nào có thể hoạt động ổn định và liên tục để bảo vệ cơ thể, và hệ miễn dịch cũng vậy. Trong trường hợp cơ thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe không đủ điều kiện để hệ miễn dịch hoạt động bình thường sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Thực chất, hệ miễn dịch không “kiệt sức” khi có đủ điều kiện dinh dưỡng, nó chỉ “kiệt sức” và không đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vậy khi hệ miễn dịch “kiệt sức” con người sẽ ra sao?
Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào bạch cầu và đặc biệt là các lympho T và B hoạt động bất thường, cơ thể không sản xuất đủ kháng thể khiến các tác nhân gây hại như: tế bào ung thư, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, tấn công mạnh mẽ khiến cơ thể suy yếu dần.
Miễn dịch trong cơ thể suy yếu dẫn tới tình trạng cơ thể suy nhược, yếu đuối, thiếu sức sống và mệt mỏi toàn thân. Các bệnh thường gặp khi hệ miễn dịch “kiệt sức” như ốm, sốt, đau đầu, mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu…
Ngoài ra, cơ thể còn có thể bị nhiễm trùng các hệ cơ quan suy nhược như:
- Hô hấp: Biểu hiện ho, sốt, khó thở…
- Tiêu hóa: Biểu hiện tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn…
- Bài tiết: Biểu hiện đau hạ vị, tiểu buốt, tiểu đục…
- Tim mạch: Biểu hiện đau ngực, khó thở…
- Thần kinh: Biểu hiện co giật, tê liệt chân tay, hôn mê…
Các bệnh lý xuất hiện cùng lúc và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể suy kiện. Nếu tình trạng này không thể chống chế được sẽ gây ra các tác động mạnh lên hệ thống các cơ quan, chuyển hướng nặng hơn và dẫn tới tử vong.
Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ hệ miễn dịch như thế nào?
Dưới góc nhìn từ các tác động cực kỳ xấu đến cơ thể khi hệ miễn dịch bị “kiệt sức”, các chuyên gia luôn khuyến cáo chúng ta bảo vệ hệ miễn dịch theo nhiều cách thức.
Ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe
Đầu tiên, chúng ta có tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch qua phương pháp tự nhiên thông qua các phương pháp như:
- Tập luyện thể dục thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện sức khỏe bản thân.
- Sử dụng các thực phẩm lành mạnh, an toàn cho sức khỏe. Tăng cường sử dụng đa dạng thực phẩm, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
- Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể.
- Cải thiện giấc ngủ
- Quản lý cảm xúc, giải tỏa căng thẳng
Thứ hai, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch thông qua thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung chứa vitamin và khoáng chất có lợi. Nhóm chất cần lưu ý bao gồm: Vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, vitamin C, vitamin A, vitamin D, Omega 3, kẽm… Các nhóm chất này đều có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, tăng đáp ứng chống sự xâm nhập của các kháng nguyên và hỗ trợ tiêu diệt chúng.
KẾT LUẬN
Hệ miễn dịch là một cơ quan cực kỳ quan trọng đối với con người. Trong xuất quá trình hình thành và phát triển của người, hệ đóng vai trò như khiên chắn vững chắc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Hệ miễn dịch được ví như người anh hùng bảo vệ cơ thể, thế nhưng không phải lúc nào người anh hùng cường tráng đó cũng khỏe mạnh. Vậy nên để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ lại hệ miễn dịch của bản thân chúng ta hãy nghe theo lời khuyên của chuyên gia. Bảo vệ hệ miễn dịch chính là tự bảo vệ bản thân mình.
Pharma Plus cảm ơn bạn đã theo dõi hết thông tin này!
Xem thêm:
SẢN PHẨM BỔ PHỔI, THANH LỌC PHỔI