GIẢI ĐÁP CÂU HỎI: MÁU CÓ CHỨC NĂNG GÌ?
Máu là thành phần quan trọng đối với cơ thể, đây là tổ chức di động cấu thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tượng. Chức năng chính của máu là chuyên trở cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng cơ quan đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như acid lactic và khí cacbonic (CO2)
Khái quát về máu
- Máu là một loại mô mỏng, lưu thông trong hệ tuần hoàn nhờ sự co bóp của tim. Máu bảo đảm mối liên kết giữa các cơ quan trong cơ thể.
- Máu có nhiệt độ trung bình khoảng 38ºC, độ pH từ 7,35 - 7,45, mang tính hơi kiềm.
- Đối với người trưởng thành máu chiếm khoảng 8% trọng lượng cơ thể.
- Máu có độ nhớt gấp 4,5 - 5,5 lần so với nước. Độ nhớt này vô cùng quan trọng đối với chức năng của máu do nếu máu chảy quá dễ dàng hoặc quá khó khăn sẽ làm căng tim dễ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tim mạch.
- Máu trong động mạch có màu tươi hơn trong tĩnh mạch do có lượng oxy lớn hơn.
- Hiện tại không có một chất nhân tạo nào có thể thay thế máu.
Chức năng của máu
Máu là một yếu tố rất quan trọng đối với một cơ thể sống với 3 chức năng: vận chuyển chất, bảo vệ cơ thể và điều hòa môi trường bên trong cơ thể.
Chức năng vận chuyển chất của máu
Máu có chức năng vận chuyển các chất cần thiết đi khắp cơ thể, duy trì sự sống cho các tế bào.
Vận chuyển chất dinh dưỡng
Các loại thực phẩm sau khi được tiêu thụ vào cơ thể sẽ được phân giải thành các chất dinh dưỡng như acid amin, glucose, các vitamin, nước,...khi đi tư dạ dày đến ruột. Tại ruột, các chất dinh dưỡng ấy được chuyển vào máu. Sau đó, máu sẽ mang chúng đi đến các mô. Các mô sẽ tổng hợp các chất cần thiết cho sự tồn tại của các tế bào nói riêng và cả cơ thể nói chung.
Vận chuyển các chất thải
Sau khi các tế bào đã hấp thụ và chuyển hóa xong sẽ tiến hành đào thải các chất như CO2, H+ và NH3 và ure được đào thải ở gan. Một lần nữa máu sẽ chuyển các chất này đến thận và phổi để bài tiết chúng ra ngoài cơ thể.
Vận chuyển khí Oxi và Cacbon dioxide:
Từ trong không khí, oxy sẽ được hít vào trong phổi và khuếch tán vào máu để vận chuyển đến tim. Sau đó, tim sẽ liên tục co bóp để bơm máu chứa oxy qua các động mạch mà chuyển đến các bộ phận trong cơ thể. Sau khi các mô đã tiếp nhận và sử dụng oxy sẽ thải ra khí CO2. Lúc này máu tĩnh mạch sẽ vận chuyển khí CO2 trở về tim và bơm lên phổi để thở ra ngoài.
Vận chuyển Hormone:
Trong cơ thể các tuyến nội tiết nằm rải rác sẽ giải phóng các hormone vào máu. Máu sẽ có chức năng đưa chứng tới các tế bào đích ở xa.
Máu có chức năng bảo vệ cơ thể sống
Trong thành phần của máu chứa rất nhiều đại thực bào và các loại tế bào bạch cầu khác nhau nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại trong môi trường bên ngoài như các loại vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, các tế bào bạch cầu còn có khả năng tìm kiếm và tiêu diệt những mối đe dọa trong nội môi như các loại tế bào DNA đột biến xấu có khả năng nhân lên trở thành tế bào ung thư,...
Ngoài ra, khi có các yếu tố từ bên ngoài tác động đến cơ thể như vật sắc nhọn đâm vào người làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ dẫn đến chảy máu. Các tế bào tiểu cầu trong máu cùng với một số các loại protein hòa tan có trong huyết tương sẽ kết hợp để tạo nên cục máu đông ở vết thương. Nó sẽ chặn lại máu đang chảy ra, giúp bảo vệ cơ thể tránh trường hợp chảy máu quá nhiều.
Máu có chức năng điều hòa môi trường bên trong mỗi cơ thể
Thêm vào đó, máu còn có thể giúp cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Có thể thực hiện được điều này bởi huyết tương trong máu có thể hấp thụ hoặc tỏa nhiệt thông qua tốc độ dòng chảy của máu. Khi các mạch máu có xu hướng dãn ra, máu sẽ chảy chậm hơn khiến cho nhiệt độ trong cơ thể sẽ giảm đi. Và ngược lại, khi trong môi trường với nhiệt độ thấp, các mạch máu sẽ có xu hướng co lại làm tăng tốc độ của dòng máu khiến nhiệt chậm mất đi hơn.
Ngoài ra, máu còn có khả năng duy trì sự cân bằng của các chất hóa học có trong cơ thể. Trong máu chứa các chất protein và các hợp chất có vai trò như một chát đệm giúp điều chỉnh độ pH ở các mô trên cơ thể về mức hợp lý. Mức giá trị pH lý tưởng trong cơ thể là từ 7,35 - 7,45. Từ đó, chúng ta có thể biết được chất dịch trong máu có tính axit hay tính kiềm như thế nào. Giá trị pH ổn định là một phần rất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể sống.
Máu có cấu tạo như thế nào? Và chức năng của chúng
Máu bao gồm hai thành phần: huyết tương chiếm 55% khối lượng, còn lại 45% là huyết cầu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Huyết tương: là dung dịch có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước, ngoài ra có các thành phần như: mỡ, vitamin, muối khoáng, protein (bao gồm albumin, globulin, fibrinogen). Huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý cơ thể. Trong huyết tương có fibrinogen: một tiền chất hòa tan của fibrin một dạng protein dính, tạo nên khuôn hình cục máu đông. Do vậy huyết tương có chức năng làm đông máu, tránh để cơ thể mất nhiều máu khi tổn thương
- Hồng cầu: chiếm phần lớn số lượng trong huyết cầu, hồng cầu chứa huyết sắc tố (làm máu có màu đỏ). Kích thước của chúng rất nhỏ và có hình dạng như chiếc bánh vòng. Tuổi thọ trung bình của mỗi tế bào hồng cầu là 120 ngày. Tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển khí oxi đi khắp cơ thể. Trong mỗi tế bào hồng cầu chứa một loại protein gọi là hemoglobin, chứa sắt và có khả năng giữ chặt khí oxy. Và khi đến cơ quan và mô trong cơ thể, loại chúng sẽ nhả ra oxy để cung cấp cho các tế bào cần.
- Tế bào tiểu cầu: có kích thước nhỏ hơn cả tế bào hồng cầu. Trên thực tế, tế bào này là các mảnh nhỏ được sinh ra từ các tế bào lớn trong tủy xương và đi vào máu. Tuổi thọ trung bình kéo dài từ 8 đến 10 ngày. Bởi thế mà tiểu cầu luôn được cơ thể liên tục sản sinh. Các tế bào tiểu cầu có chức năng làm đông máu. Khi gặp các chấn thương dẫn đến chảy máu, các tiểu cầu sẽ kết nối lại, dính vào phần mô bị tổn thương và hình thành nên cục máu đông. Ngoài ra, tiểu cầu cũng sẽ giải phóng một số chất có tác dụng thúc đẩy tốc độ bình phục của các vùng mô bị hư hại.
- Tế bào bạch cầu: Chỉ chiếm tỷ lệ 1% tế bào máu. Các tế bào bạc cầu mang chức năng quan trọng chống lại sự xâm nhập của những vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng có hại vào trong cơ thể. bạch cầu có nhiều loại khác nhau với những chức năng riêng biệt. Một số bạch cầu có khả năng nuốt chửng những vi sinh vật có hại. Một số loại bạch cầu khác có chức năng giải phóng các kháng thể giúp cho vết thương tránh bị nhiễm trùng nguy hiểm. Tuổi thọ trung bình của các tế bào bạch cầu khoảng từ 18 đến 36 giờ với mật độ 7000 tế bào/mm3.
Máu có chức năng vô cùng quan trọng giúp duy trì sự sống cho các tế bào nói riêng và cả cơ thể sống nói chung. Hy vọng rằng bài viết này của pharmaplus sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về các chức năng của máu. Từ đó, bạn có thể chăm sóc sức khỏe của mình và người thân hiệu quả hơn.
XEM THÊM:
- 6 thực phẩm bổ máu nhất định bạn phải biết
- Đau nửa đầu - nguyên nhân và cách điều trị
- Thực phẩm bổ phổi nhất định phải có trong thực đơn hàng ngày