BỆNH HÔ HẤP Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý

BỆNH HÔ HẤP Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý

 

Giao mùa là “thời điểm vàng” để các bệnh hô hấp như cúm, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp,... xâm nhập vào trẻ nhỏ. Để phòng tránh những căn bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần có những hiểu biết về căn bệnh này cũng như cách ngăn chặn, điều trị chúng. Đừng lo vì bài viết này sẽ giải đáp hết những thắc mắc của bạn về những căn bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. 

 

Bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ

 

Các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ thường gặp

 

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) về hô hấp ở trẻ, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em tử vong do các bệnh lý về đường hô hấp. Mỗi trẻ em trung bình sẽ mắc bệnh lý hô hấp từ 4 - 6 lần/năm. Những con số này đã cho thấy sự nguy hiểm của các bệnh hô hấp đối với trẻ em. 

Thông thường, triệu chứng chung của các bệnh hô hấp thường là ho, khó thở, ho có đờm, đau ngực,... Tuy nhiên, mỗi bệnh lý và mức độ mắc bệnh sẽ có một biểu hiện khác nhau. Hãy cùng điểm qua một vài bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhé! 

 

Cúm

 

Đây là bệnh lý do virus gây ra. Những biểu hiện ở trẻ phải kể đến như: 

  • Sốt cao kéo dài từ 5 - 7 ngày
  • Ho 
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Sổ mũi. 

Bệnh cúm ở trẻ em thường sẽ sốt cao hơn và những triệu chứng đường tiêu hóa cũng nặng hơn người lớn.

 

 

Trẻ em bị cảm cúm

 

 

Hiện nay, chưa có phương thuốc chữa dứt điểm bệnh này. Tuy nhiên bố mẹ không cần quá lo lắng vì đây là căn bệnh lành tính, nhưng cũng cần chú ý bởi bệnh có thể biến chứng nặng và nguy hiểm. Trên thị trường đã có các loại vaccine phòng ngừa một số chủng cúm phổ biến. Để phòng tránh cho con, bố mẹ có thể đưa bé đi tiêm phòng và chú ý thực hiện tiêm nhắc lại sau mỗi năm.

 

Hen suyễn

 

Hen suyễn là một trong số các bệnh về đường hô hấp phổ biến ở trẻ, đặc biệt là đối với các trẻ có cơ địa dị ứng. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Phổi Mỹ, hen suyễn nằm thứ 3 trong danh sách các bệnh khiến trẻ dưới 15 tuổi phải nhập viện điều trị. 

Trẻ mắc hen suyễn sẽ gặp một số triệu chứng nổi bật như:

  • Ho
  • Tức ngực
  • Nặng ngực
  • Thở khò khè
  • Thở gấp 
  • Khó thở

Và một số tình trạng khác, đặc biệt triệu chứng trở nên rõ ràng khi hít phải bụi, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng.

 

 

Trẻ em bị hen suyễn

 

 

Có thể điều trị bằng các thuốc cắt cơn dạng hít hoặc cung cấp thêm oxy trong một vài trường hợp. Bên cạnh đó, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng nhất.

 

Viêm xoang

 

Viêm xoang hay còn có tên gọi khác là nhiễm trùng xoang. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nguyên nhân do các mô nằm bên trong xoang bị sưng hoặc viêm gây tích tụ dịch trong túi khí sau mắt và mũi gây ra nhiễm trùng. Viêm xoang ở trẻ thường đi kèm với cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc do dị ứng.

Khi mắc viêm xoang, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau, tức vùng mặt đặc biệt là sau mắt và mũi
  • Khó thở, hụt hơi
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Buồn nôn, hôi miệng,...

 

Trẻ em bị bệnh hô hấp

 

Tình trạng viêm xoang ở trẻ kéo dài hơn đối với người lớn. Vì vậy, bố mẹ có thể dùng bình rửa mũi để rửa xoang, kết hợp với thuốc giảm viêm cho trẻ. Tốt hơn hết, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bởi tình trạng kéo dài có thể phải dùng đến biện pháp phẫu thuật để làm sạch các khu vực tắc nghẽn.

 

Viêm phế quản

 

Căn bệnh tiếp theo về đường hô hấp ở trẻ mà chúng tôi muốn nhắc tới đó là viêm phế quản. Đây là bệnh lý do virus gây ra, dẫn đến hiện tượng viêm các ống thở lớn trong phổi và phát triển sau khi trẻ bị cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. 

Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc viêm phế quản:

  • Ho liên tục
  • Đau, tức ngực
  • Sổ mũi
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Thở khò khè,...

Viêm phế quản và hen suyễn đều có các triệu chứng tương tự nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm và cách điều trị của mỗi bệnh là khác nhau, vì vậy bố mẹ cần cho bé đi khám sớm để được chẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp chữa trị hiệu quả.

 

Viêm phổi

 

Nhắc tới các căn bệnh hô hấp ở trẻ, không thể không nhắc tới viêm phổi - căn bệnh thường gặp và để lại những biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do virus hoặc vi khuẩn như phế cầu khuẩn mắc kẹt trong phổi, sinh sôi nảy nở tạo nên ổ nhiễm trùng. 

Viêm phổi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguyên nhân dẫn đến trẻ nhập viện và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 2 tháng tuổi là nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý này cao nhất.

Những trẻ bị viêm phổi thường có những biểu hiện sau đây:

  • Sốt
  • Ho
  • Thở nhanh
  • Khó thở

Ngoài ra, các triệu chứng nặng mà mẹ cần chú ý để đưa bé đến cơ sở y tế ngay như:

  • Sốt cao, co giật
  • Tím tái
  • Ngủ li bì khó đánh thức,...

Viêm phổi nhẹ ở những trẻ lớn có thể điều trị tại nhà với thuốc kháng sinh và giảm đau hạ sốt. Cần lưu ý tất cả trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi đều coi là nặng và cần nhập viện điều trị ngay lập tức.

 

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh lý hô hấp ở trẻ

 

Theo PGS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, để phòng tránh các bệnh lý hô hấp và biến chứng nguy hiểm ở trẻ, cũng như tránh lây bệnh cho những trẻ khác trong trường hợp trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ
  • Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng
  • Hướng dẫn trẻ che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh

 

Phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ bằng cách rửa tay thường xuyên

 

 

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý tránh lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị triệu chứng về đường hô hấp ở trẻ để tránh những tác dụng phụ của thuốc. Bố mẹ có thể tham khảo những thực phẩm chức năng giúp bổ phổi cho trẻ nhằm hỗ trợ việc điều trị và tránh biến chứng không mong muốn khi trẻ nhiễm bệnh ở giai đoạn nhẹ. 

Cúm, viêm xoang, viêm phế quản,... là những bệnh lý mà trẻ rất dễ mắc phải. Những căn bệnh này có thể điều trị được dễ dàng, tuy nhiên cần can thiệp kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý phòng tránh cho trẻ trước những căn bệnh về đường hô hấp, đồng thời đưa trẻ đi thăm khám kịp thời khi bé có những dấu hiệu nhiễm bệnh. 

MUA NGAY: Viên uống bổ phổi, thanh lọc phổi 

XEM THÊM:

Bài viết khác

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI, TĂNG CƯỜNG BỔ PHỔI TẠI NHÀ MÀ BẠN CẦN BIẾT

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI, TĂNG C...

Với tình trạng ô nhiễm môi trường, lối sống không lành mạnh kh...
THẢI ĐỘC CHO PHỔI SAU NHIỀU NĂM SỬ DỤNG THUỐC LÁ NHỜ UỐNG VIÊN UỐNG BỔ PHỔI NHẬP MỸ CỦA PHARMA PLUS

THẢI ĐỘC CHO PHỔI SAU NHIỀU NĂM SỬ DỤ...

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm đ...
TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ...

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính còn có tên viết tắt là COPD (Chro...
THUỐC LÁ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN LÁ PHỔI CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

THUỐC LÁ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN LÁ PHỔI CỦA...

Hút thuốc lá có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, đặ...
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP DỄ MẮC PHẢI VÀO MÙA ĐÔNG

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP DỄ MẮC PH...

Mọi người có thể phòng ngừa bệnh bằng việc sử dụng các sản phẩ...
Công dụng bất ngờ của viên uống thải độc phổi của Pharma Plus

Công dụng bất ngờ của viên uống thải...

Viên uống thải độc phổi của Pharma Plus được biết đến với rất...
Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tại nhà?

Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tạ...

Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tại nhà? Chuẩn bị thức uống...
Những bài tập tốt hơn thuốc bổ phổi - thải độc phổi tại nhà

Những bài tập tốt hơn thuốc bổ phổi -...

Bài viết cung cấp những bài tập giúp bổ phổi, tăng khả năng th...
Cam kết chính hãng

    Pharma Plus (Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Pharma Plus) tự hào là đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm sức khỏe tốt nhất từ ​​nhiều nước trên thế giới.

    Với kim chỉ nam “ Nỗ lực hết mình vì sức mạnh cộng đồng ”, Pharma Plus cam kết mang đến cho người dùng Việt Nam những sản phẩm thiên nhiên, từ sạch nguyên liệu, an toàn, chất lượng cao được lọc kỹ càng với giá thành phù hợp nhất.

    Tất cả các sản phẩm của chúng tôi, tôi đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, được kiểm tra chặt chẽ trong tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi thành phẩm đến tay người dùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế như: cGMP (thực hiện sản xuất tốt) và đều được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.

div id="fb-root">