TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

1. Tắc nghẽn phổi mạn tính là bệnh gì?

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính còn có tên viết tắt là COPD (Chronic obstructive pulmonary disease). Đây là một bệnh lý hô hấp và phổi, bao gồm hai nhóm bệnh là khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính.

Căn bệnh xảy ra do luồng khí tắc nghẽn ở phổi gây tình trạng viêm niêm mạc đường hô hấp. Ở Việt Nam, có tới hơn 4% dân số mắc bệnh. Trong đó nam mắc bệnh chiếm 7,1% và nữ mắc bệnh chiếm 1,9% ở độ tuổi 40 trở lên.

 

tắc nghẽn phổi mạn tính

 

a) Khí phế thũng

Khí phế thũng hay khí phế thủng, là dạng bệnh COPD khá phổ biến. Đây là dạng bệnh đường hô hấp dưới ( phế nang và tiểu phế quản). Được biết phế nang có những túi chứa khí nhỏ, cạnh các túi khí có các vách ngăn. Khi các vách ngăn túi khí suy yếu sinh và bị phá hủy, dẫn đến tạo nhiều khoảng chứa không khí lớn, giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy từ phổi vào máu.

Các triệu chứng bệnh thường chậm, và thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh gây ra hiện tượng khó thở, thở khò khè nhất là khi người bệnh vận động mạnh. Bệnh còn gây giảm khả năng đàn hồi của phổi.

b) Viêm phế quản mãn tính

Đây là dạng bệnh COPD phổ biến thứ hai, nguyên nhân là do khi bị viêm phế quản cấp tính nhưng không điều trị khỏi dứt điểm mà để bị tái phát liên tục. Lúc này, ống phế quản bị tổn thương dẫn đến gây ho, tạo đờm, khó thở,...

Khi bệnh không được điều trị sớm, viêm phế quản mãn tính dễ biến chứng thành các căn bệnh vô cùng nguy hiểm, khó chữa, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn đến từ việc hút thuốc lá, thuốc lào. 

Hút thuốc là nguyên nhân chính làm suy giảm chức năng phổi nhanh chóng. Bệnh COPD thường xuất hiện ở độ tuổi từ 35 trở lên và đa số người hút thuốc và nghiện thuốc lá đều mắc bệnh mạn tính.

Bên cạnh đó, vẫn có những nguyên nhân khác gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính. Các nguyên nhân có thể là:

  • Môi trường sống thường xuyên bị ô nhiễm, ảnh hưởng bởi khói bụi, chất thải độc hại,...
  • Từng mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm
  • Do di truyền
  • Tuổi tác đã lớn

 

ô nhiễm môi trường

 

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh COPD thường không xuất hiện một cách rõ ràng. Bệnh thường diễn biến âm thầm và thường xuất hiện các triệu chứng khi đã bước sang giai đoạn bệnh tiến triển nặng.

  • Các triệu chứng nhẹ ban đầu

Thông thường nhiều người bệnh thường chủ quan đối với triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ. Các dấu hiệu thường gặp là: khó thở, tức ngực, ho nhiều, sốt nhẹ, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp, cơ thể mệt mỏi, sưng các chi,...

  • Các triệu chứng nặng hơn

Khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Người bệnh chuyển sang COPD cấp. Các dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn gồm có: khó thở nhiều và nặng hơn, có dấu hiệu thở rít hoặc khò khè, đau tức vùng ngực, đau đầu, khó nói do hụt hơi, tim đập nhanh, móng tay và chân tím tái, mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, thiếu tỉnh táo,...

Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Bởi người bệnh dễ có nguy cơ các đợt điều trị cấp do biến chứng của bệnh đến đột ngột. Nhiều trường hợp bệnh biến chuyển nặng có thể phải điều trị bằng kháng sinh, dùng máy trợ thở, corticoid,...hệ hô hấp suy giảm,  ảnh hưởng đến tính mạng.

 

tắc nghẽn phổi mạn tính chữa được không

 

3. Cách điều trị bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

Hiện nay, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính đã có các phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, đây là căn bệnh không thể trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể dùng các phương pháp để duy trì để cơ thể không xảy ra các biến chứng.

Khi phổi bị tổn thương, rất khó để phục hồi vì vậy khi có các triệu chứng của bệnh thì cần thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Cách điều trị được khuyến khích thường là việc thay đổi các thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng đến phổi. Bao gồm:

  • Ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc lá, thuốc lào
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,...
  • Xây dựng chế độ ăn uống tăng cường chất xơ, vitamin, khoáng chất,... Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,...

Các phương pháp được dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn:

  • Phẫu thuật làm giảm thể tích phổi
  • Sử dụng các loại thuốc giúp giãn phế quản
  • Đối với các tình trạng tắc nghẽn nặng, có thể dùng oxy điều trị dài hạn
  • Thông khí cho phế quản

 

điều trị tắc nghẽn phổi mạn tính

 

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

Để phòng ngừa bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh và duy trì sức khỏe ở trạng thái ổn định nhất. Các bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây để bảo vệ sức khỏe.

a) Xây dựng lối sống lành mạnh

Việc đầu tiên để có thể phòng ngừa bệnh tật đó là xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh.

Đầu tiên cần ngừng sử dụng các loại thuốc lá, thuốc lào. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và môi trường khói bụi.

 

biện pháp phòng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

 

Hạn chế sử dụng rượu bia, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất bảo quản,... Xây dựng thực đơn ăn uống chứa nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

 

tắc nghẽn phổi mạn tính chữa được không

 

Thường xuyên tập thể dục để duy trì và tăng cường sức khỏe. Có thể tập các bài tập điều hòa nhịp thở hoặc chơi các môn thể thao giúp nâng cao sức khỏe.

 

bài tập tốt cho phổi

 

b) Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh và tầm soát các nguy cơ về bệnh. Đặc biệt nên kiểm tra sức khỏe hô hấp và phổi để kịp thời phát hiện các bệnh cũng như điều trị sớm nhất. Một năm có thể kiểm tra sức khỏe từ 1-2 lần.

 

khám bệnh phổi

 

Xem thêm: Cách để phổi khỏe hơn mỗi ngày

Bài viết khác

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI, TĂNG CƯỜNG BỔ PHỔI TẠI NHÀ MÀ BẠN CẦN BIẾT

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI, TĂNG C...

Với tình trạng ô nhiễm môi trường, lối sống không lành mạnh kh...
THẢI ĐỘC CHO PHỔI SAU NHIỀU NĂM SỬ DỤNG THUỐC LÁ NHỜ UỐNG VIÊN UỐNG BỔ PHỔI NHẬP MỸ CỦA PHARMA PLUS

THẢI ĐỘC CHO PHỔI SAU NHIỀU NĂM SỬ DỤ...

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm đ...
TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ...

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính còn có tên viết tắt là COPD (Chro...
THUỐC LÁ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN LÁ PHỔI CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

THUỐC LÁ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN LÁ PHỔI CỦA...

Hút thuốc lá có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, đặ...
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP DỄ MẮC PHẢI VÀO MÙA ĐÔNG

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP DỄ MẮC PH...

Mọi người có thể phòng ngừa bệnh bằng việc sử dụng các sản phẩ...
Công dụng bất ngờ của viên uống thải độc phổi của Pharma Plus

Công dụng bất ngờ của viên uống thải...

Viên uống thải độc phổi của Pharma Plus được biết đến với rất...
Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tại nhà?

Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tạ...

Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tại nhà? Chuẩn bị thức uống...
Những bài tập tốt hơn thuốc bổ phổi - thải độc phổi tại nhà

Những bài tập tốt hơn thuốc bổ phổi -...

Bài viết cung cấp những bài tập giúp bổ phổi, tăng khả năng th...
Cam kết chính hãng

    Pharma Plus (Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Pharma Plus) tự hào là đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm sức khỏe tốt nhất từ ​​nhiều nước trên thế giới.

    Với kim chỉ nam “ Nỗ lực hết mình vì sức mạnh cộng đồng ”, Pharma Plus cam kết mang đến cho người dùng Việt Nam những sản phẩm thiên nhiên, từ sạch nguyên liệu, an toàn, chất lượng cao được lọc kỹ càng với giá thành phù hợp nhất.

    Tất cả các sản phẩm của chúng tôi, tôi đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, được kiểm tra chặt chẽ trong tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi thành phẩm đến tay người dùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế như: cGMP (thực hiện sản xuất tốt) và đều được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.

div id="fb-root">