CẢNH BÁO - NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO MẮC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
Những căn bệnh về đường hô hấp luôn hiện diện hằng ngày xoay quanh chúng ta và là nỗi lo lắng của nhiều người. Bệnh đường hô hấp là gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh đường hô hấp đến sức khỏe con người nhé!
Những căn bệnh đường hô hấp thường hay xuất hiện
- Cảm cúm: sốt, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi toàn thân
- Viêm thanh quản: sốt, khàn tiếng, ho, nuốt đau, đau họng
- Viêm phế quản: ho có đờm, sốt, khó thở, thở khò khè…
- Viêm phổi: Tức ngực, thở khó, sốt cao, toát mồ hôi, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Viêm xoang: Đau nhức mũi, chảy dịch, nghẹt mũi kèm theo sốt
- Hen suyễn: thở khò khè, ho khan, tức ngực, khó thở , đau ngực
- Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Ho nhiều đờm, thở khò khè, tức ngực
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đường hô hấp
Người cao tuổi
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về đường hô hấp. Sự lão hóa lúc tuổi già khiến cho cơ thể và sức đề kháng của họ bị suy giảm toàn diện, từ xương khớp cho đến toàn bộ các cơ quan như tim, hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hệ hô hấp…Cũng chính vì sức đề kháng trong hệ miễn dịch bị suy yếu mà người già rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại như nấm bệnh, vi khuẩn, vi rút và các chất độc hại.
Chức năng phổi và các cơ quan trong hệ hô hấp cũng già yếu đi theo tuổi tác, khiến cho toàn bộ hoạt động ngăn chặn vi khuẩn và đào thải độc tố trong khí bị ngưng đọng, từ đó thúc đẩy nguy cơ hình thành nên nhiều bệnh lý hô hấp như viêm, nhiễm độc phổi, nhiễm độc đường hô hấp…
Ngoài ra sự thích ứng của cơ thể người già với các biến đổi bất thường về thời tiết và điều kiện sống ngày càng kém thúc đẩy nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm cực cao, nhất là các bệnh trên đường hô hấp.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bệnh về đường hô hấp hình thành và biến chuyển nặng mạnh hơn trên người lớn tuổi, nhất là những người trên 60 tuổi.
Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện là đối tượng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, covid-19…
Chức năng phổi và hệ hô hấp ở trẻ nhỏ cũng chưa hoàn thiện, khả năng loại trừ cặn bã và các các chất độc từ hệ thống lông mao chưa hiệu quả khiến cho không khí vào phổi chứa nhiều chất gây hại trực tiếp cho phổi và toàn bộ đường dẫn khí. Cũng vì thế mà trẻ em liên tục bị ho, sốt và sổ mũi do các các nhiễm trùng đường hô hấp.
Người bị suy giảm miễn dịch
Người đang trong tình trạng suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ cao mắc tất cả các bệnh lý phổ biến thường gặp, nhất là những bệnh truyền nhiễm và bệnh đường hô hấp. Người bị suy giảm hệ miễn dịch khó, hoặc không đủ khả năng để chống lại sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh, nhất là các loại vi rút bệnh dịch nặng.
Một số đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng như:
- Người nhiễm HIV
- Bệnh nhân sau hóa trị và xạ trị ung thư
- Bệnh nhân phẫu thuật ghép tạng
- Người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người bình thường nhiều lần. Trong quá trình mang thai, các hormon bị biến đổi khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và tác động đến nhiều cơ quan khác như tim, phổi, thận..
Bệnh nhân ung thư
Ở bệnh nhân ung thư, chức năng chống nhiễm trùng từ các tế bào bạch cầu bị suy giảm khiến cho cơ thể dễ rơi vào trạng thái nhiễm trùng mãn tính. Đồng thời, những phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hay xạ trị cũng làm giảm năng lực chống nhiễm trùng của cơ thể.
Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là nhóm sau điều trị sẽ bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại các mầm bệnh, thậm chí khi nhiễm bệnh tình trạng bệnh chuyển biến nặng rất nhanh. Một số bệnh như ung thư máu, ung thư bạch cầu, ung thư bạch cầu…là nhóm bệnh ung thư ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sản xuất các tế bào miễn dịch.
Nhóm người hút thuốc lá
Thuốc lá luôn là cái tên được réo liên tục trong công cuộc phòng chống bệnh về phổi và đường hô hấp. Nicotin trong khói thuốc lá là một chất gây độc cho toàn bộ đường hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gia tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh hô hấp.
Khói thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi, gây tổn thương niêm mạc phổi, phế quản và hầu hết các cơ quan trên hệ hô hấp. Ngoài ra khói thuốc lá còn là một nhóm nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch ở người, khiến cho khả năng nhiễm bệnh cao hơn.
Hút thuốc lá thụ động cũng là nhóm có ảnh hưởng tương đồng với người trực tiếp sử dụng thuốc. Chính vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng từ khói thuốc lá thụ động cần tránh tiếp xúc với người hút thuốc, nhất là trong môi trường kín.
Người làm việc trong môi trường độc hại
Những người làm việc trong môi trường độc hại như khói bụi công nghiệp, chất độc hóa chất, khói bụi giao thông…có phổi và đường hô hấp bị tổn thương, khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Tóm lại, bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản…là những bệnh thường xuyên mắc phải trên nhiều đối tượng. Những đối tượng cảnh báo có nguy cơ cao mắc bệnh như: Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư, người hút thuốc lá, người làm việc trong môi trường độc hại…