KIỂM SOÁT RỐI LOẠN TIỂU TIỆN BẰNG BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

KIỂM SOÁT RỐI LOẠN TIỂU TIỆN BẰNG BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

 

Rối loạn tiểu tiện là một dấu hiệu triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hại, tình trạng này làm người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, stress và dẫn tới suy nhược cơ thể. Kiểm soát rối loạn tiểu tiện bằng các biện pháp tại nhà là cách thức hỗ trợ làm giảm ảnh hưởng của tình trạng này lên cơ thể, được rất nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo thực hiện. Hãy xem các biện pháp đơn giản đó là gì nhé!

Thế nào là rối loạn tiểu tiện

Rối loạn tiểu tiện là tình trạng mất cân bằng trạng thái tiểu tiện ở người. Đó là những thay đổi bất thường trong quá trình tiểu tiện với các biểu hiện tiểu quá nhiều lần trong một ngày và nhiều vấn đề khác.

Chứng rối loạn tiểu tiện thường có các biểu hiện rõ ràng như sau:

  • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần: Người có số lần đi tiểu tiện mỗi ngày trên 8 lần/ngày), đi tiểu đêm (2 lần/đêm) được coi là mắc triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
  • Tiểu gấp, khó nhịn tiểu: Người bệnh khó có thể nhịn tiểu được trong mọi trường hợp, từ khí có cảm giác buồn tiểu đến khi đi tiểu rất ngắn, trong nhiều trường hợp người bệnh bị đi tiểu ra ngoài do không kịp phản ứng.
  • Rỉ tiểu, đái són:  Đây là tình trạng rò rỉ nước tiểu, không thể tự làm chủ nước tiểu do xuất hiện áp lực đột ngột lên ổ bụng như ho, hắt hơi, cười lớn, tập thể dục hoặc nâng nhấc vật nặng.
  • Tiểu rắt, tiểu ngập ngừng: Tia tiểu ra yếu, ngắt quãng từng giọt nhỏ, mỗi lần đi tiểu chỉ tiểu được rất ít
  • Tiểu khó, phải rặn tiểu: Người bệnh có cảm giác buồn tiểu và căng bàng quang nhưng khi đi tiểu lại rất khó để tiểu ra, phải rặn tiểu mạnh và chờ rất lâu để có thể đi tiểu được 
  • Tiểu lâu: Ở người bình thường thời gian đi tiểu hết chỉ khoảng vài chục phút, nhưng đối với người gặp tình trạng tiểu lâu có thể lên đến vài phút. Tình trạng này xảy ra là sự kết hợp của nhiều yếu tố như khó đi tiểu, dòng tiểu ít, ngắt quãng, chảy chậm…
  • Tiểu không hết: Sau mỗi lần đi tiểu người bệnh không cảm thấy bàng quang trống và vẫn còn cảm giác căng tức vùng hạ vị nhưng lại không thể tiểu được tiếp.
  • Tiểu đau: có thể gặp phải khi đang đi tiểu hoặc đã tiểu xong với biểu hiện đau rát bàng quang, bộ phận sinh dục và khu vực tiết nước tiểu ra ngoài.

Rối loạn tiểu tiện là do đâu?

Rối loạn tiểu tiện không tự hình thành một cách tự nhiên mà nó xuất phát từ những nguy cơ khác nhau từ tác động của môi trường ngoại cảnh bên ngoài lẫn các chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Tình trạng này xảy ra là do một số nguyên nhân chủ yếu như:

Nhóm nguyên nhân bệnh lý:

  • Các bệnh lý về tuyến tiền liệt liệt ở nam giới như viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt ở nam giới giáp với bàng quang và niệu đạo cho nên sự bất thường ở tuyến tiền liệt có thể gây chèn ép và ức chế lên chức năng tiểu tiện ở người, điển hình là biểu hiện của rối loạn tiểu tiện.
  • Suy thận, thận yếu khiến cho thân không thể lọc được nước, dẫn tới lượng nước tiểu được sản sinh rất nhiều gây nên tình trạng đi tiểu quá nhiều lần trong ngày
  • Viêm bàng quang gây ra các triệu chứng kích thích đi tiểu nhiều lần kèm theo đau bụng, đi tiểu buốt, tiểu ngắt quãng và nhiều dấu hiệu bất thường khác liên quan đến tiểu tiện.
  • Các bệnh sỏi đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang…gây nên tình trạng tiểu đêm nhiều lần, gây đau mỏi lưng, khiến cơ thể suy yếu.
  • Bệnh đái tháo đường kích thích con người uống nhiều nước hơn, đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm.

Nhóm nguyên nhân chức năng:

  • Rối loạn tiểu tiện xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị có tác động lợi tiểu (thuốc điều trị tăng huyết áp, suy thận, suy tim,...)
  • Chế độ cung cấp nước không phù hợp, do thói quen uống nhiều nước vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ gây ra tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần
  • Xuất phát từ bất thường về tâm lý, căng thẳng, lo âu, stress 
  • Phụ nữ mang thai có bàng quang luôn trong trạng thái bị o ép, đồng thời nội tiết tố tiết ra thường xuyên từ nhau thai khiến cho số lần đi tiểu ở mẹ bầu nhiều hơn người bình thường rất nhiều. Ngoài ra, sau khi sinh thường mẹ có thể bị tổn thương cổ bàng quang, niệu đạo, đứt dây chằng nâng đỡ tử cung và bàng quang và cả các cơ sàn chậu dẫn đến biến chứng tiểu tiện không tự chủ.
  • Phụ nữ sau tuổi mãn kinh hoặc sau phẫu thuật cắt tử cung có thể xuất hiện các biến chứng liên quan đến rối loạn tiểu tiện
  • Người lớn tuổi có chức năng đào thải của thận và toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong hệ bài tiết bị suy giảm dẫn tới các chức năng bị rối loạn

Kiểm soát rối loạn tiểu tiện bằng biện pháp đơn giản tại nhà

Chúng ta có thể triển khai các biện pháp kiểm soát rối loạn tiểu tiện bằng các biện pháp cực kỳ đơn giản tại nhà như:

  • Luyện tập thói quen đi tiểu

Xây dựng thói quen đi tiểu phân đều thời gian trong ngày, cố gắng giãn cách đều khoảng thời gian giữa mỗi lần đi tiểu. Đối với những người không có cảm giác buồn đi tiểu, hãy tạo thói quen đi tiểu 2 giờ mỗi lần đi mà không cần chờ đến khi buồn tiểu, để tạo sự kích thích theo chu kỳ lên bàng quang. Trong ngày cần phân chia thời gian đi tiểu đều đặn, nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Tập chức năng bàng quang 

Đối với những người có chứng rỉ tiểu, tiểu không tự chủ phải tập kiềm chế cảm giác buồn tiểu, ban đầu nên cố nhịn khoảng từ 3-5 phút và tăng dần khoảng thời gian này lên để bàng quang quen dần, cho đến khi có thể hoàn toàn làm chủ được khả năng tiểu tiện. 

Ở những bệnh nhân bị tình trạng rỉ tiểu, cần tập luyện tiểu hết trong mỗi lần đi tiểu để không còn bị rỉ tiểu. Đi tiểu đúp là cách khiến cho tình trạng rỉ tiểu được cải thiện rõ rệt, sau khi đi tiểu xong người bệnh cần ngồi lại đợi thêm vài phút để đi tiểu lại lần nữa cho hết sạch nước tiểu.

  • Tập cơ đáy chậu

Tập cơ đáy chậu là một biện pháp đơn giản có thể dễ dàng thực hiện tại nhà có tác dụng kiểm soát rối loạn tiểu tiện rất hiệu quả. Bài tập thường được sử dụng trong tập cơ đáy chậu là Kegel với cách tập là bệnh nhân tưởng tượng mình đang cố gắng kìm hãm cơn đái rồi sau đó cố co thắt các cơ sàn chậu, giữ nguyên trạng thái trong 6 giây và thả lỏng trong 5 giây, lặp lại chu kỳ này từ 10 đến 15 lần trong mỗi lần tập, nên tập 7-10 lần mỗi ngày. 

Bài tập Kegel làm khỏe nhóm cơ thắt niệu đạo, cơ đáy chậu và  nhóm cơ nâng giúp kiểm soát quá trình tiểu tiện, hạn chế rỉ tiểu, đi tiểu không chủ đích. Bài tập đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, không gây ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt hàng ngày.

  • Chú trọng lượng nước uống và chế độ ăn: 

Thay đổi chế độ ăn theo hướng an toàn và bổ dưỡng cho hệ bài tiết là một biện pháp tích cực tại nhà để kiểm soát tình trạng rối loạn tiểu tiện. Để có thể kiểm soát rối loạn tiểu tiện qua thực phẩm chúng ta cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, tăng cường dung nạp thực phẩm có màu xanh như các loại rau, quả, tăng sử dụng trái cây các loại, hạn chế ăn mỡ động vật, các món ăn chua cay… Ngoài ra, bạn cần loại bỏ một số thói quen xấu gây hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lào, thuốc lá, các chất kích thích…

Trong trường hợp các biện pháp trên không thể giúp bạn kiểm soát rối loạn tiểu tiện bạn cần phải đi khám bác sĩ và có sự tư vấn chuyên sâu hơn từ đội ngũ y sĩ chuyên khoa. 

 

 

 

 

Bài viết khác

[TỪ A->Z] TUYẾN TIỀN LIỆT - CÁC BỆNH TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRỊ

[TỪ A->Z] TUYẾN TIỀN LIỆT - CÁC BỆNH...

Các thông tin, kiến thức y khoa, hình ảnh, video về các bệnh l...
 BỆNH NHÂN BỊ VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ?

BỆNH NHÂN BỊ VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT NÊ...

Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến thường thấy ở nam gi...
TOP 10 THỰC PHẨM NGĂN NGỪA VIÊM TUYẾN TIỀN  LIỆT

TOP 10 THỰC PHẨM NGĂN NGỪA VIÊM TUYẾN...

Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh xảy ra ở nam giới,đặc biệt là...
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU ĐÊM NHIỀU LẦN Ở NAM GIỚI

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU ĐÊM NHIỀU...

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới không chỉ gây mất ngủ, sức khỏe...
DẤU HIỆU NÀO CHO TA BIẾT VỀ BỆNH VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT

DẤU HIỆU NÀO CHO TA BIẾT VỀ BỆNH VIÊM...

Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý nguy hiểm chỉ xuất hiện ở...
TIỂU BUỐT LÀ GÌ? TIỂU BUỐT LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG BỆNH NGUY HIỂM NÀO?

TIỂU BUỐT LÀ GÌ? TIỂU BUỐT LIÊN QUAN...

Đi tiểu là một hoạt động sinh lý bình thưởng của cơ thể, nhưng...
TIỂU BUỐT SAU QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở NAM GIỚI CÓ ĐÁNG LO NGẠI HAY KHÔNG?

TIỂU BUỐT SAU QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở NAM...

Có phải bạn đang gặp tình trạng tiểu buốt sau khi quan hệ tình...
ĂN GÌ ĐỂ HẾT TIỂU BUỐT?

ĂN GÌ ĐỂ HẾT TIỂU BUỐT?

Bạn đi tiểu bị đau buốt vùng niệu đạo, đau xung quanh bộ phận...
Cam kết chính hãng

    Pharma Plus (Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Pharma Plus) tự hào là đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm sức khỏe tốt nhất từ ​​nhiều nước trên thế giới.

    Với kim chỉ nam “ Nỗ lực hết mình vì sức mạnh cộng đồng ”, Pharma Plus cam kết mang đến cho người dùng Việt Nam những sản phẩm thiên nhiên, từ sạch nguyên liệu, an toàn, chất lượng cao được lọc kỹ càng với giá thành phù hợp nhất.

    Tất cả các sản phẩm của chúng tôi, tôi đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, được kiểm tra chặt chẽ trong tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi thành phẩm đến tay người dùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế như: cGMP (thực hiện sản xuất tốt) và đều được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.

div id="fb-root">