TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI HỆ HÔ HẤP
Ai có hệ hô hấp nguy cơ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá?
Người hút thuốc lá (hút thuốc lá chủ động)
Khi khói thuốc vào đường hô hấp, các chất độc chứa trong thuốc lá theo thời gian sẽ làm hư hỏng và tê liệt hệ thống đại thực bào bảo vệ phổi, những tổn thương ở phổi khó hồi phục và gây nhiều bệnh hiểm nghèo như: Bệnh viêm mỡ nội sinh, loạn sản biểu mô, viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính, giãn phế nang, ung thư miệng, lưỡi, thanh quản, ung thư phổi…
Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn người không hút thuốc từ 5 - 8 năm. Nguy cơ gây ung thư phổi của người hút thuốc lá gấp 10 lần những người không hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 - 80% chủ yếu do ung thư phổi, bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính... Hút thuốc càng sớm, số lượng điếu hút hàng ngày nhiều và thời gian hút thuốc lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tuy nhiên nếu ngưng hút thuốc từ 5 - 9 năm thì tỷ lệ gây ung thư phổi sẽ giảm 36%.
Người hút thuốc lá thụ động
Khói thuốc lá cũng gây tác hại cho những người hít khói thuốc lá (người hút thuốc lá thụ động) tương tự như những người hút thuốc do độ tập trung các chất có hại từ dòng khói chính tỏa ra từ đầu cháy của điếu thuốc cao gấp 30 lần luồng khói hít vào qua đường miệng.
Hút thuốc lá thụ động cũng có những tác hại như hút trực tiếp
Ngoài tác hại đối với bộ máy hô hấp, thuốc lá còn có ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch như làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim... ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, viêm loét miệng, viêm loét miệng nối dạ dày, thuốc lá còn gây ung thư miệng, ung thư thực quản. Ngoài ra, với những bà mẹ mang thai, khói thuốc lá còn khiến thai nhi có trọng lượng thấp, chậm phát triển trí tuệ, giảm chức năng phổi; đặc biệt nguy hiểm hơn là gây ra những cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh…
Ảnh hưởng của thuốc lá đối với các cơ quan hô hấp
Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và chức năng phổi như: tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ, làm giảm chức năng phổi. Hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở.
Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị tê liệt thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy, thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Các bệnh hô hấp cấp tính
Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm người hút thuốc cao hơn từ 3 đến 5 lần.
Các bệnh hô hấp mãn tính
So với người không hút thuốc, người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 lần và mắc chứng ho mãn tính và có đờm gấp 11,5 lần. 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là người nghiện thuốc lá.
Bệnh hen
Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân thở khò khè, ho và hoặc khó thở.
Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá hủy các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
Hút thuốc khiến bệnh hen trở nặng hơn
Nhiễm trùng đường hô hấp
Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.
Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc ngày có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ, con...).
Những người hút thuốc cũng hay bị cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
Hút thuốc lá gây ung thư phổi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khói thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi. Tại Mỹ, có khoảng 87% người bị ung thư phổi có nguyên nhân là do thuốc lá.
Nghiên cứu còn cho thấy, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần so với người bình thường không hút thuốc hoặc không tiếp xúc với khói thuốc lá.
Hút thuốc lá gây ung thư phổi
Mức độ nguy cơ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc là sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày. Người hút thuốc lá ở lứa tuổi càng sớm thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao.
Tuy nhiên, không phải chỉ có người hút thuốc lá mới có nguy cơ mắc ung thư phổi mà những người thường xuyên bị hút thuốc lá tự động cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5.
Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Xem thêm:
SẢN PHẨM BỔ PHỔI, THANH LỌC PHỔI