cac-benh-ve-tieu-hoa-thuong-gap

Các bệnh tiêu hóa phổ biến thường gặp

 

Các bệnh về đường tiêu hóa là vấn đề phổ biến ở hầu hết mọi người với nhiều cấp độ nặng, nhẹ khác nhau. Chúng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi. Với những hiểu biết nhất định về các bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa, bạn sẽ tiên lượng được tình trạng sức khỏe của mình để biết cách chăm sóc và nhờ đến sự hỗ trợ y tế khi cần thiết.

1.Hệ tiêu hóa là gì? 

Hệ tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài. Hoạt động tiêu hóa diễn ra hàng ngày và bao gồm nhiều bước khác nhau. Mỗi bước đều có sự tham gia kết hợp của các cơ quan tiêu hóa và có những đặc điểm riêng biệt. Một số bệnh trên đường tiêu hóa hay gặp có thể kể đến như: tiêu chảy, táo bón, viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh trĩ, ung thư dạ dày - tá tràng, viêm gan vi - rút,  xơ gan, ung thư gan,... 

2. Các bệnh tiêu hóa thường gặp

2.1 Bệnh táo bón

Táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần. Tình trạng này gây khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô. Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoăc sau khi đi đại tiện.

Táo bón là một bệnh đường tiêu hóa thường gặp

2.1.1 Nguyên nhân gây táo bón

Nguyên nhân phổ biến gây táo bón bao gồm không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thường xuyên căng thẳng, không vận động. Táo bón có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ có thể làm cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

2.1.2 Làm thế nào để điều trị bệnh táo bón?

Nếu táo bón vẫn không hết mà ngày càng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng.

Các loại thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân và giúp người bệnh dễ dàng hơn khi đi đại tiện. Đây là thuốc nhuận tràng an toàn nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng chất kích thích có chứa hóa chất để tăng hoạt động của ruột, giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột.

2.1.3 Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón?

Bạn có thể thực hiện những cách sau để ngăn ngừa táo bón:

- Uống nhiều nước

- Ăn ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày

- Tập thể dục thường xuyên

- Tránh sử dụng thuốc không kê đơn ví dụ như thuốc chống dị ứng

2.2. Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với số lượng trên ba lần một ngày. Bệnh thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ, phân lỏng, mất nước, lượng phân nhiều và có thể bị chuột rút.Tiêu chảylà tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, dễ xuất hiện vào mùa hè. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới). Khi muốn xác định có bị tiêu chảy hay không thì điều quan trọng là phải xem xét thêm các yếu tố sau ngoài số lần đi ngoài trong ngày bao gồm:

- Tăng số lần đi ngoài đột ngột

- Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân

- Thay đổi màu sắc và tính chất phân như phân có nhầy hoặc máu

Tiêu chảy

2.2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy

Một số nguyên nhân chính gây tiêu chảy bao gồm:

- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus có hại, có thể gây ra do ăn thực phẩm mất vệ sinh hoặc uống nước bị ô nhiễm

- Uống nước hoặc ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn mà cơ thể bạn không thích nghi được (ví dụ như khi đi du lịch nước ngoài)

- Sử dụng các sản phẩm sữa, caffeine, chất làm ngọt nhân tạo hoặc một số chất phụ gia

- Dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn ở ruột

- Bệnh đường ruột: viêm đại tràng,..

2.2.2 Điều trị tiêu chảy

- Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy

Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (ORS) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

- Thuốc kháng sinh

Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

- Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

- Điều trị các bệnh lý gây ra tiêu chảy

Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.

2.2.3 Tình trạng bệnh tiêu chảy như thế nào thì cần đến gặp bác sĩ?

      Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, khi đi đại tiện có lẫn máu trong phân hoặc bạn có dấu hiệu bị sốt, đau bụng dữ dội, mất nước (khát nước thường xuyên, khô da, mệt mỏi, chóng mặt, đi tiểu ít, hoặc nước tiểu sẫm màu) thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

     Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai, tiêu chảy có thể làm giảm hiệu quả của chúng. Bạn cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài trong 48 giờ trở lên sau khi kết hợp uống thuốc tránh thai hoặc kéo dài trong 3 giờ trở lên sau khi uống thuốc chỉ có progestin.

2.3. Trào ngược dạ dày thực quản

    Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ trong thực quản của bạn mở ra và đóng lại không đúng lúc khi bạn nuốt. Khi đó, thức ăn và dịch tiêu hóa, có chứa axit, sẽ chảy ngược vào thực quản của bạn. Trào ngược axit dạ dày có thể gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng, hay còn gọi là chứng ợ nóng. Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.

Trào ngược dạ dày - thực quản

2.3.1. Làm thế nào để kiểm soát trào ngược dày thực quản?

Bạn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn chặn trào ngược axit dạ dày bằng cách thực hiện các bước sau:

- Ngủ nằm cao đầu.

- Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

- Từ bỏ hút thuốc.

- Tránh thực phẩm và đồ uống làm kích thích tăng tiết axit như hoa quả hàm lượng axit cao, đồ uống có gas, thức ăn cay nóng.

- Tránh nằm ngửa ngay sau khi ăn.

2.3.2.Làm thế nào để điều trị trào ngược dạ dày thực quản?

Một số loại thuốc không kê đơn có sẵn có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn. Thuốc kháng axit làm giảm hàm lượng axit trong dạ dày. Các loại thuốc khác ngăn hệ thống tiêu hóa tạo ra quá nhiều axit. Các loại thuốc này đều có sẵn trong hiệu thuốc và dễ tìm kiếm.

Nếu trào ngược axit xảy ra hơn hai lần một tuần, hoặc bạn đã dùng thuốc không kê đơn trong hơn 2 tuần mà không giảm, bạn cần điều trị bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc phù hợp. Phẫu thuật cũng được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản trong một số trường hợp nghiệm trọng hơn. Nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm loét ở thực quản, hẹp thực quản và tình trạng tiền ung thư gọi là Barrett thực quản.

2.4.Viêm loét đại tràng

      Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh không hiếm gặp trong thời buổi hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn, do đó mọi người không thể chủ quan đối với bệnh này.  Căn bệnh này được chẩn đoán là do các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu  ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng. 

Viêm loét dạ dày - tá tràng

    Thông thường tình trạng viêm loét dạ dày khi mới hình thành sẽ rất khó để nhận biết, làm người bệnh bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng khác.Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra.

2.4.1 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:

- Vi khuẩn, đặc biệt là helicobacter pylori (Hp)

- Thuốc: các thuốc giảm đau chống viêm non steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen,...

- Thói quen sinh hoạt: lạm dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê.

2.4.2 Các triệu chứng của viêm loét dạ dày - tá tràng:

- Đau âm ỉ vùng thượng vị (trên rốn), nhất là lúc đói. Ăn vào đỡ đau.

- Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn

- Ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày

- Rối loạn các chức năng tiêu hóa: đau bụng liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón

2.4.3 Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng:

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng ở thời kỳ sớm và được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và thường gây các biến chứng đáng tiếc. Do vậy, khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ mình có khả năng bị viêm loét dạ dày, ngoài việc điều chỉnh và duy trì các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để được chẩn đoán; đồng thời có các phương pháp, phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

Đầu tiên là ngưng ngay thuốc kháng viêm không sreroid (NSAID) hay dùng các phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, nếu có. Hiện nay do việc đề kháng thuốc lan rộng của vi khuẩn nên phác đồ thường dùng là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin.

Tham khảo: vinmec.vn, vnvc.vn

 

Bài viết khác

MÁCH BẠN TOP 7 THỰC PHẨM QUEN THUỘC RẤT TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA

MÁCH BẠN TOP 7 THỰC PHẨM QUEN THUỘC R...

Hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động...
GIẢI ĐÁP 4 NGUYÊN NHÂN CHÍNH: ĐAU DẠ DÀY DO ĐÂU?

GIẢI ĐÁP 4 NGUYÊN NHÂN CHÍNH: ĐAU DẠ...

Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ những người mắc các bệnh lý...
Tiêu chảy: nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị cách phòng ngừa

Tiêu chảy: nguyên nhân, triệu chứng,...

Bệnh tiêu chảy - nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu, biến chứn...
Các bệnh tiêu hóa phổ biến thường gặp

Các bệnh tiêu hóa phổ biến thường gặp

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị một số bệnh tiêu hóa thường...
Cam kết chính hãng

    Pharma Plus (Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Pharma Plus) tự hào là đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm sức khỏe tốt nhất từ ​​nhiều nước trên thế giới.

    Với kim chỉ nam “ Nỗ lực hết mình vì sức mạnh cộng đồng ”, Pharma Plus cam kết mang đến cho người dùng Việt Nam những sản phẩm thiên nhiên, từ sạch nguyên liệu, an toàn, chất lượng cao được lọc kỹ càng với giá thành phù hợp nhất.

    Tất cả các sản phẩm của chúng tôi, tôi đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, được kiểm tra chặt chẽ trong tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi thành phẩm đến tay người dùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế như: cGMP (thực hiện sản xuất tốt) và đều được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.

div id="fb-root">