KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP - KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP - KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

Tư thế bệnh nhân 

Khi bệnh nhân trong tình trạng không đáp ứng (bao gồm ngừng tuần hoàn): Nhanh chóng phát hiện chấn thương cổ hoặc mặt nếu có chấn thương cột sống cổ để cổ ở tư thế ngửa trung gian.

Nếu bệnh nhân đang nằm nghiêng hoặc sấp thì dùng kỹ thuật “lật khúc gỗ” (lật đồng thời cả đầu, thân  và chân tay cùng lúc) để đưa bệnh nhân về tư thế  nằm ngửa.

Mở đường thở bằng một trong hai cách: ngửa đầu / nhấc cằm nếu không nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ hoặc ấn giữ hàm: chủ yếu do nhân viên y tế được huấn luyện thực hiện (nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ).

Một nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn đường thở là tụt lưỡi, chỉ áp dụng một trong hai cách trên có thể đã đủ kéo lưỡi về phía trước và mở thông đường thở (Hình 4).

 chuc-nang-ho-hap

Hình 4. Kỹ thuật ngửa đầu nhấc cằm

(A) Tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi; (B) Đường thở thông khi thực hiện kỹ thuật.

 chuc-nang-ho-hap-2

Hình 5. Kỹ thuật ấn giữ hàm

 

Các trường hợp khác: Bệnh nhân suy hô hấp, phù não, TBMN: tư thế fowler. Bệnh nhân phù phổi cấp : ngồi thõng chân 

 

Xử trí tắc nghẽn đường thở  

Việc phát hiện sớm tắc nghẽn đường thở có tính quyết định. Các dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn:  

Tắc nghẽn một phần

Trao đổi khí có thể gần bình thường, bệnh nhân vẫn tỉnh và ho được, cần động viên bệnh nhân tự làm sạch đường thở bằng cách ho. 

Nếu vẫn còn tắc nghẽn, trao đổi khí xấu đi, bệnh nhân ho không hiệu quả khó thở tăng lên, tím thì cần can thiệp gấp. 

 

Tắc nghẽn hoàn toàn   

Bệnh nhân không thể nói, ho, thở ; hôn mê và cần được cấp cứu ngay.

Nếu các cố gắng điều chỉnh tư thế bệnh nhân thất bại hoặc thấy có dị vật ở miệng, hầu thì áp dụng các biện pháp sau : 

 chuc-nang-ho-hap-3

Hình 6. Dấu hiệu kinh điển của dị vật đường thở

 

Ép bụng (nghiệm pháp Heimlich)  

Ép vào vùng thượng vị nhanh làm đẩy cơ hoành lên trên gây tăng áp lực lồng ngực và tạo một luồng khí mạnh tống dị vật ra khỏi đường thở, tương tự như ho: 

Nếu bệnh nhân đang ngồi hoặc đứng: Đứng sau bệnh nhân và dùng cánh tay ôm eo bệnh nhân, một bàn tay nắm lại, ngón cái ở trên đường giữa, đặt lên bụng hơi trên rốn, dưới mũi ức. Bàn tay kia ôm lên bàn tay đã nắm và dùng động tác giật (để ép) lên trên và ra sau một cách thật nhanh và dứt khoát lặp lại động tác tới khi giải phóng được tắc nghẽn hoặc tri giác bệnh nhân xấu đi. 

Khi bệnh nhân hôn mê: đặt bệnh nhân nằm ngửa, mặt ngửa lên trên, nếu nôn để đầu bệnh nhân nghiêng một bên và lau miệng. Người cấp cứu quỳ gối ở hai bên hông bệnh nhân, đặt một cùi bàn tay lên bụng ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay kia úp lên trên, đưa người ra phía trước ép nhanh lên phía trên, làm lại nếu cần.

Khi chỉ một người cấp cứu và phải ép tim, hô hấp nhân tạo thì quỳ gối ở một bên cạnh hông bệnh nhân để dễ di chuyển và dùng tay ép như trên. Nếu có 2 người một người hô hấp nhân tạo và ép tim, một người làm nghiệm pháp.

Nếu chỉ có một mình nạn nhân: Tự ép bụng bằng cách ấn nắm tay lên bụng hoặc ép bụng vào các bề mặt chắc như bồn rửa, lưng ghế, mặt bàn, v.v...

 chuc-nang-ho-hap-4

Hình 7. Thủ thuật Heimlich khi bệnh nhân tỉnh

 chuc-nang-ho-hap-5

Hình 8. Thủ thuật Heimlich khi bệnh nhân hôn mê

 

Sau mỗi đợt ép bụng : Dùng 2 đến 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra. Sau khi lấy được dị vật hô hấp lại cho bệnh nhân, nếu có kết quả đánh giá hô hấp, tuần hoàn và thực hiện các can thiệp thích hợp. Nếu không thể hô hấp được cho bệnh nhân lập lại quá trình: Ép bụng, kiểm tra đường thở và hô hấp nhân tạo, nhắc lại tới khi giải phóng được đường thở và hô hấp nhân tạo được

 chuc-nang-ho-hap-6

Hình 9: Kỹ thuật lấy bỏ dị vật

 

Vỗ lưng và ép ngực

Vì nghiệm pháp Heimlich có thể dễ dàng gây chấn thương bụng khi dùng cho trẻ nhỏ, kết hợp vỗ lưng và ép ngực ở các đối tượng này để loại trừ dị vật. Chỉ động tác vỗ lưng đã có thể tống được dị vật, nếu không có hiệu quả thì nối tiếp bằng ép ngực, sau đó kiểm tra đường thở.  

Đặt trẻ nhỏ nằm trên tay tư thế sấp dọc theo trục của tay và đầu trẻ ở thấp.

Dùng phần phẳng của bàn tay vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên vùng giữa hai xương bả vai.

Nếu vỗ lưng không đẩy được dị vật ra, lật trẻ nằm ngửa và ép ngực 5 cái. Vị trí và cách ép như với ép tim nhưng với nhịp độ chậm hơn.

Làm sạch đường thở giữa các lần vỗ lưng - ép ngực, quan sát khoang miệng dùng tay lấy bất cứ dị vật nào nếu nhìn thấy, không dùng ngón tay đưa sâu để lấy dị vật. 

  chuc-nang-ho-hap-7

Hình 10. Kỹ thuật vỗ lưng (A) ép ngực (B) ở trẻ nhỏ

 

Vỗ lồng ngực

Mục đích:

  • Làm rung cơ học và giúp long đờm dãi ứ đọng trong phổi
  • Vỗ phổi sẽ tạo nên các sóng cơ học tác động qua thành ngực vào phổi

Vị trí:

  • Phần tương ứng với phân thùy phổi
  • Vỗ phía sau và hai bên thành ngực

Cách thực hiện:

  • Bàn tay của kỹ thuật viên luôn ở tư thế chụm lại, các ngón tay khép
  • Khi vỗ lên thành ngực sẽ tạo ra một đệm không khí giữa tay và thành ngực
  • Vai, khuỷu, cổ tay của kỹ thuật viên giữ ở trạng thái thoải mái, mềm mại, không lên gân.
  • Tốc độ vỗ vừa phải, không mạnh quá để tránh gây đau và khó chịu cho bệnh nhân
  • Bàn tay vỗ có thể sẽ di chuyển lên trên hoặc xuống dưới hoặc đi ra xung quanh theo kiểu vòng tròn
  • Khi vỗ phải lót khăn mỏng trên da, không vỗ vào vùng xương nhô lên như: cột sống, xương đòn, xương bả vai.

 

Rung lồng ngực

Mục đích:

  • Rung lồng ngực có tính chất cơ học, giúp làm long đờm và di chuyển đờm vào phế quản để đờm được khạc nhổ ra ngoài.

Vị trí:

  • Rung lồng ngực ở phía sau

Cách thực hiện:

  • Rung được tiến hành ở khi bệnh nhân thở ra
  • Kỹ thuật viên đặt hai tay lên thành ngực phía sau, luồn tay vào các kẽ sườn của người bệnh, khi bệnh nhân hít vào sâu sẽ đẩy xương sườn ra và chống lại sức đè.
  • Khi bệnh nhân thở ra, kỹ thuật viên ấn tay và rung tay nhẹ nhanh vào thành ngực để đờm dãi từ phế quản nhỏ đi ra phế quản lớn và ra ngoài.

 chuc-nang-ho-hap-8

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp

 

Tập thở

Thở bụng (thở cơ hoành)

  • Bệnh nhân sẽ nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi, đầu gối gấp 45 độ và hai khớp háng xoay ngoài
  • Kỹ thuật viên làm mẫu cho bệnh nhân xem: Khi hít vào cơ hoành hạ xuống và bụng phồng lên, ngược lại thở ra cơ hoành nâng lên, bụng lõm xuống. 
  • Kỹ thuật viên đặt một tay lên vùng thượng vị của bệnh nhân nhằm theo dõi nhịp thở, yêu cầu bệnh nhân thở bình thường. Sau vài nhịp thở, yêu cầu bệnh nhân thở sâu để đẩy tay kỹ thuật viên lên trong khi kỹ thuật viên sẽ kháng lại lực đẩy đó cho đến khi bệnh nhân thở được bằng bụng.

Chú ý:

  • Tránh thở ra một cách ép buộc vì dễ gây ra xẹp phổi
  • Nên tránh kiểu thở ra kéo dài quá mức dẫn đến khi bệnh nhân ngày càng thở dốc một cách thực sự và kiểu thở trở nên không đều
  • Chỉ nên tập thở theo thời gian ngắn để tránh gây tăng thông khí phổi
  • Cần hướng dẫn bệnh nhân tập thở ở các tư thế khác nhau như nằm, ngồi, đi lại, lên cầu thang. Khi tập thở ở các tư thế bệnh nhân nên để tay lên vùng thượng vị để kiểm soát kiểu thở

 

Thở phân thùy hoặc thở cạnh sườn

  • Tay của kỹ thuật viên đặt lên thành ngực tương ứng với vùng phổi cần tăng thông khí, để tay chuyển động lên xuống theo nhịp thở vài lần rồi ấn đẩy lồng ngực khi bệnh nhân thở ra.
  • Để lồng ngực cơ động tự do khi bệnh nhân hít vào.
  • Kỹ thuật viên tiếp tục trợ giúp khi bệnh nhân thở ra và kháng lại đôi chút khi bệnh nhân hít vào, yêu cầu hít vào gắng sức để đẩy ngược lại bàn tay của kỹ thuật viên. Động tác này giúp sẽ cho bệnh nhân thở vào đầy đủ hơn.

 

Trên đây là những phương pháp giúp người bệnh "chủ động, tích cực" trong việc phục hồi chức năng hô hấp.

 chuc-nang-ho-hap-9

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp

 

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

 

>> XEM NGAY Bài tập phục hồi chức năng phổi cho bệnh nhân mắc bệnh Covid-19

>> XEM NGAY Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính

>> XEM NGAY Chế độ dinh dưỡng/ Chế độ ăn uống cho người cao tuổi bị mắc các bệnh về hô hấp và phổi

Bài viết khác

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI, TĂNG CƯỜNG BỔ PHỔI TẠI NHÀ MÀ BẠN CẦN BIẾT

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH PHỔI, TĂNG C...

Với tình trạng ô nhiễm môi trường, lối sống không lành mạnh kh...
THẢI ĐỘC CHO PHỔI SAU NHIỀU NĂM SỬ DỤNG THUỐC LÁ NHỜ UỐNG VIÊN UỐNG BỔ PHỔI NHẬP MỸ CỦA PHARMA PLUS

THẢI ĐỘC CHO PHỔI SAU NHIỀU NĂM SỬ DỤ...

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm đ...
TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

TẮC NGHẼN PHỔI MẠN TÍNH NÊN ĐIỀU TRỊ...

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính còn có tên viết tắt là COPD (Chro...
THUỐC LÁ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN LÁ PHỔI CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

THUỐC LÁ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN LÁ PHỔI CỦA...

Hút thuốc lá có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, đặ...
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP DỄ MẮC PHẢI VÀO MÙA ĐÔNG

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP DỄ MẮC PH...

Mọi người có thể phòng ngừa bệnh bằng việc sử dụng các sản phẩ...
Công dụng bất ngờ của viên uống thải độc phổi của Pharma Plus

Công dụng bất ngờ của viên uống thải...

Viên uống thải độc phổi của Pharma Plus được biết đến với rất...
Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tại nhà?

Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tạ...

Uống gì hằng ngày để thải độc phổi tại nhà? Chuẩn bị thức uống...
Những bài tập tốt hơn thuốc bổ phổi - thải độc phổi tại nhà

Những bài tập tốt hơn thuốc bổ phổi -...

Bài viết cung cấp những bài tập giúp bổ phổi, tăng khả năng th...
Cam kết chính hãng

    Pharma Plus (Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Pharma Plus) tự hào là đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm sức khỏe tốt nhất từ ​​nhiều nước trên thế giới.

    Với kim chỉ nam “ Nỗ lực hết mình vì sức mạnh cộng đồng ”, Pharma Plus cam kết mang đến cho người dùng Việt Nam những sản phẩm thiên nhiên, từ sạch nguyên liệu, an toàn, chất lượng cao được lọc kỹ càng với giá thành phù hợp nhất.

    Tất cả các sản phẩm của chúng tôi, tôi đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, được kiểm tra chặt chẽ trong tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi thành phẩm đến tay người dùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế như: cGMP (thực hiện sản xuất tốt) và đều được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.

div id="fb-root">