MỘT SỐ DẤU HIỆU BỆNH TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp là bộ phận có hình dạng cánh bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp có vai trò vô cùng quan trọng do nó tạo ra hormone giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất ở cơ thể con người. Có khoảng 40% người trong độ tuổi 18 đến 65 có thể mắc các bệnh lý tuyến giáp. Trong đó nữ thường mắc nhiều hơn nam.
Tuyến giáp và vai trò của tuyến giáp
1.1. Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một cơ quan thuộc hệ nội tiết và nằm ở phía trước cổ. Chức năng của tuyến giáp là giải phóng, tích trữ và tiết ra hormone Thyroxine (T4) và hormone Triiodothyronine (T3). Hai hormone này được điều hòa bởi hormone TSH (hormone kích thích tuyến giáp) và hormone được tiết ra từ tuyến yên trước.
1.2. Vai trò của tuyến giáp
Tuyến giáp có chức năng sản xuất ra các hormone tuyến giáp. Các hormone tuyến giáp có tác động trực tiếp lên sự trao đổi chất của cơ thể. Do các hormone này giúp làm tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ trong ruột, tác động lên sự thèm ăn và nhu động ruột.
Hormone tuyến giáp cũng góp phần làm giảm nồng độ cholesterol và kích thích phân hủy chất béo, tăng lượng acid béo tự do.
Các hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ của nhịp tim. Gây ra tình trạng tăng lượng tiêu thụ oxy, tăng nhịp tim, tốc độ thở và hoạt động của ty thể. Các hoạt động này làm tăng nhiệt độ cơ thể và lưu lượng của máu.
Ngoài ra, hormone tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là tế bào não. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Các hormone tuyến giáp còn tác động đến giấc ngủ, suy nghĩ, chu kỳ kinh nguyệt, khả năng và ham muốn tình dục,...
Bên cạnh việc sản xuất hormone tuyến giáp, tuyến giáp còn có vai trò trong việc điều tiết các loại hormone. Thyroxine được điều chỉnh nhờ hormone TSH (hormone kích thích tuyến giáp). Hormone TSH lại được kích thích bởi hormone TRH (hormone giải phóng Thyroxine).
Tuyến giáp cũng góp phần sản xuất hormone calcitonin. Đây là loại hormone giúp điều chỉnh nồng độ canxi nằm trong máu.
Nhìn chung, tuyến giáp có vai trò tương đối quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe tuyến giáp thì cần đi thăm khám và có phương án điều trị sớm.
Vai trò của tuyến giáp và một số bệnh lý thường gặp
Các dấu hiệu bệnh lý tuyến giáp
2.1. Cổ sưng, đau
Dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất đối với bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp đó là hiện tượng cổ bị sưng lên. Ngoài ra các dấu hiệu phổ biến khác khi mắc bệnh là: đau cổ, khó nuốt, khó nói chuyện.
2.2. Mệt mỏi, căng thẳng, lo âu
Bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp thường bị rối loạn lượng hormone dẫn đến việc cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Khi hormone tuyến giáp sản xuất quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến lượng hormone Serotonin (chất dẫn truyền thần kinh giúp cân bằng tâm trạng và đạt cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc,...). Điều này dẫn đến việc người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo âu và thậm chí trầm cảm.
Ngoài ra bệnh lý tuyến giáp còn gây ra trạng thái mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc do hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.
2.3. Cân nặng thay đổi đột ngột
Khi mắc bệnh lý tuyến giáp, cân nặng người bệnh có thể thay đổi đột ngột. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng cân nặng thay đổi.
Bệnh nhân mắc cường giáp sẽ sản xuất quá nhiều lượng hormone tuyến giáp. Lúc này cơ thể chuyển hóa năng lượng và chất béo nhanh hơn bình thường, dẫn đến giảm cân. Ngược lại, khi mắc suy giáp thì cơ thể thiếu hụt hormone tuyến giáp gây ra tình trạng chất béo bị tích tụ, không được chuyển hóa dẫn đến tăng cân.
2.4. Tóc và da yếu
Hormone tuyến giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tóc và làn da. Khi cơ thể thiếu hụt hormone tuyến giáp thì tóc trở nên yếu, giòn và dễ gãy rụng. Da trở nên thô ráp, khô, nhợt nhạt, thiếu sức sống.
2.5. Rối loạn kinh nguyệt
Tuyến giáp có ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone estrogen và progesterone. Sự mất cân bằng hai loại hormone này có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi mắc suy giáp, các kỳ kinh nguyệt thường đến sớm hơn, có thể bị đa kinh, rong kinh,... Khi bị cường giáp thì có thể gặp tình trạng chu kỳ kinh ít xuất hiện, thậm chí vô kinh.
Việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Nhiều người mắc bệnh thường khó có con hoặc vô sinh.
2.6. Giảm ham muốn
Mắc các bệnh lý tuyến giáp có thể giảm rối loạn cân bằng nội tiết tố estrogen, gây giảm ham muốn ở nữ giới. Ngoài ra việc thiếu hụt estrogen cũng gây ra tình trạng khô âm đạo, thay đổi cảm xúc,...
2.7. Bị viêm cơ, đau khớp
Người mắc bệnh tuyến giáp thường có các triệu chứng như đau khớp tay, chân, đau cơ. Đối với người mắc suy giáp sẽ có các triệu chứng tê, ngừa ở các chi. Đối với người mắc cường giáp người bệnh thường gặp tình trạng khớp bị căng cứng, khó phối hợp.
2.8. Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa
Người mắc các bệnh lý tuyến giáp thường gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do tuyến giáp có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các tình trạng có thể gặp thường là: tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, nôn mửa,...
Trên đây là tổng hợp những triệu chứng bệnh tuyến giáp mà bệnh nhân có thể gặp phải. Tùy vào từng thể trạng người bệnh mà các dấu hiệu có thể khác nhau. Tuy nhiên, khi gặp phải các dấu hiệu trên người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh bệnh trở nặng và gặp các biến chứng không mong muốn.
Các bạn có thể tham khảo:
10 nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp