VÌ SAO TÓC BỊ HƯ TỔN ???
Chăm sóc và bảo vệ mái tóc luôn là một vấn đề mà nữ giới cực kỳ quan tâm, nhưng không phải ai cũng cũng có được vẻ ngoài bóng mượt củ mái tóc như mong đợi. Tình trạng tóc gãy rụng, khô xơ, thô ráp, bông xù khiến cho vẻ ngoài trông cực kỳ mất thẩm mỹ khiến cho nhiều chị em tìm mọi cách để làm đẹp cho mái tóc như uốn, duỗi, hấp dầu để làm phẳng và mượt tóc. Nhưng thực tế những việc làm đó chỉ làm cho mái tóc của chị em thêm hư tổn mà thôi. Vì sao tóc lại bị hư tổn, hãy cùng Pharma Plus làm rõ các nguyên nhân gây hư tổn tóc mà chúng ta thường gây ra nhé.
Nguyên nhân gây hư tổn tóc
Tóc xuất hiện hư tổn có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân tác động từ bên ngoài và ngay cả những thay đổi trong cơ thể con người. Chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tóc hư tổn ngay nhé
Tóc hư tổn do uốn nhuộm, tạo kiểu
Như chúng ta đã biết để biến một mái tóc bình thường thành các loại tóc xoăn, tóc xù mì hay tóc thẳng đều cần dùng đến các loại máy làm tóc tác dụng nhiệt để định hình dáng tóc. Chính việc dùng nhiệt độ kèm theo hoạt động uốn, kéo, gập tóc làm cho sợi tóc bị mất độ ẩm, gãy khúc và dần trở nên yếu hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất trong tạo kiểu tóc như các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn hay duỗi chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng hư tổn tóc nhanh và nặng nhất. Các hóa chất làm tóc vừa làm mất lượng dầu dưỡng tự nhiên của tóc mà còn làm cho sợi tóc bị mất sắc tố, mất đi các lớp phủ phía ngoài sợi tóc, trực tiếp gây ra khô ráp, gãy rụng cho mái tóc của bạn.
Tóc hư tổn do các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Những sản phẩm như dầu gội, dầu xả, kem ủ dưỡng tóc được mọi người sử dụng hằng ngày với mục đích làm sạch, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, mềm mượt. Tuy nhiên nếu người dùng sử dụng sản phẩm này một cách bừa bãi, kém hiểu biết, lựa chọn sản phẩm rẻ, không rõ nguồn gốc có chứa các chất độc hại có thể phản tác dụng và ảnh hưởng trực tiếp lên da đầu và sợi tóc, khiến cho tóc hư tổn dần theo thời gian.
Hư tổn tóc do thiếu độ ẩm
Độ ẩm trong sợi tóc là lớp nuôi dưỡng tóc được chắc khỏe mềm mại và óng mượt, cũng giống như nước ở người, độ ẩm của tóc có vai trò cực kỳ quan trong trong việc phát triển của sợi tóc. Tóc có độ ẩm tự nhiên chính là nhờ vào lượng dầu ẩm, tuy nhiên các hóa chất hoặc những tác động từ môi trường bên ngoài như ánh nắng, sấy khô tóc làm cho độ ẩm của tóc bị mất đi. Chúng ta có thể tưởng tượng, tóc như một sợi mì, nếu nó được cung cấp đủ độ ẩm, nó sẽ trơn, dai và cực kỳ mềm, nhưng ngược lại nếu sợi mì khô, nó sẽ khô ráp, sần sùi và dễ bị bẻ gãy.
Sấy khô tóc dưới nhiệt độ cao chính là việc làm thường ngày mà chúng ta trực tiếp làm mất đi độ ẩm cho tóc. Các chuyên gia thường khuyến cáo rằng sau khi gội đầu nên để tóc khô tự nhiên, nhưng không phải ai cũng đủ thời gian và kiên nhẫn để chờ tóc khô, cho nên mọi người có thể thực hiện sấy tóc không nhiệt hoặc với độ ấm vừa phải để vừa làm khô tóc nhanh lại vừa giữ được độ ẩm cho tóc.
Tóc hư tổn do buộc tóc cao, búi tóc
Hằng ngày ra đường chị em thường có thói quen buộc tóc hoặc búi tóc tròn lại để dễ dàng sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên việc làm này lại có thể gây nên hư tổn cho tóc. Thứ nhất khi buộc tóc cao, hay búi tóc chúng ta sẽ kéo căng các sợi tóc trên da đầu khiến cho chúng yếu và dễ bị rụng khỏi nang tóc. Thứ hai, khi buộc hay búi tóc, chúng ta sẽ cuộn tròn tóc lại dễ gây gãy tóc và làm cho tóc bị bông xù.
Tóc hư tổn do tác động từ môi trường
Môi trường xung quanh như ánh nắng, khói, bụi có thể gây hư tổn cho tóc. Ánh nắng trực tiếp không chỉ làm nóng, khô và mất độ ẩm trong tóc mà còn chứa các tia UV A, UV B làm biến đổi các dưỡng chất nuôi tóc, tác động lên các sắc tố tóc gây bạc màu tóc và nhiều ảnh hưởng khác lên da đầu. Khói và bụi bẩn bám trên tóc và da đầu có thể gây bít tắc tại lỗ chân lông, dễ gây viêm, ngứa và làm yếu nang tóc, khiến tóc dễ rụng.
Dấu hiệu tóc hư tổn
Những dấu hiệu sau khi xuất hiện trên mái tóc của bạn cho thấy một thực tế đáng buồn là bạn đã bị hư tổn tóc:
- Tóc khô, xơ: Tay chạm vào tóc cảm giác khô và rít, nhất là khi vuốt tóc từ chân tóc tới ngọn
- Tóc thô, ráp: Tóc cứng, bị xỉn màu và dễ quăn lại
- Chẻ ngọn tóc: Sợi tóc bị chẻ thành nhiều ngọn tóc, phần chẻ ngọn có thể xuất hiện trên toàn bộ chiều dài sợi tóc nhưng thương có nhiều nhất ở phần đuôi tóc.
- Tóc rối: Các sợi tóc rối xù với nhau, khó vuốt hoặc chải đầu.
- Tóc mất độ đàn hồi: Sợi tóc thiếu co giãn chỉ cần giật nhẹ là có thể đứt thành từng đoạn.
- Tóc bị bạc màu: Màu tóc bị vàng hoặc bạc đi, có dấu hiệu như bị cháy nắng.
Cách khắc phục mái tóc tư tổn
Chúng ta có thể khắc phục mái tóc đã bị hư tổn bằng một số biện pháp cải thiện như:
- Tăng cung cấp độ ẩm: Việc mái tóc thiếu ẩm dễ khiến hư tổn là điều dễ hiểu, để tăng cường độ ẩm cho mái tóc chúng ta nên sử dụng các sản phẩm cấp ấp cho tóc, dầu dưỡng tóc, dầu dừa, dầu ô liu, tinh dầu bưởi…
- Lựa chọn dầu gội xả có công dụng cấp ẩm và phục hồi tóc: Trong lúc tình trạng tóc bị hư tổn nặng, bạn không nên sử dụng các sản phẩm dầu gội trị gàu, trị nấm mà nên tập chung sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc chuyên sâu, cấp ẩm và bảo vệ tóc tốt.
- Dừng việc làm tóc, tạo kiểu tóc: Dẫu biết rằng việc làm đẹp cho mái tóc là nhu cầu khó có thể bỏ của chị em, nhưng để phục hồi lại mái tóc đang bị hư tổn, bạn nên tạm dừng việc tạo kiểu tóc và hãy tập chung vào việc chăm sóc tóc nhiều hơn.
- Ăn uống đầy đủ chất, nhất là các chất có lợi cho tóc: Ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp cung cấp các dưỡng chất nuôi tóc chắc khỏe và mềm mượt hơn
- Thực hiện gội đầu đúng cách: Khi gội đầu chúng ta nên xoa nhẹ nhàng, không nên dùng móng tay để gãi mạnh lên da đầu. Khi gội xong nên thấm khô tóc bằng khăn mềm và đề khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy với nhiệt độ thấp.
Những nguyên nhân gây hư tổn tóc, dấu hiệu và các biện pháp khắc phục tóc bị hư tổn đã được trình bày đầy đủ ở nội dung phí trên. Với những kiến thức trên, mong rằng các chị em phụ nữ sẽ biến cách chăm sóc và bảo vệ mái tóc hiệu quả nhất. Chúc chị em luôn có một mái tóc chắc khỏe, mềm mượt và óng ả.