rối loạn kinh nguyệt là gì

Rối loạn kinh nguyệt - nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn kinh nguyệt hay các triệu chứng khó chịu khi đến chu kỳ kinh là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Các bất thường kinh nguyệt đem lại sự khó chịu cho phụ nữ và có thể làm giảm khả năng thụ thai. Chẩn đoán sớm và điều trị rối loạn kinh nguyệt là điều cần thiết để đem lại cuộc sống tự tin, hạnh phúc cho phái đẹp. Hãy tham vấn với bác sĩ sản phụ khoa khi bạn bị bất cứ bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt.

1.Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Hầu hết thời gian hành kinh ở phụ nữ kéo dài từ 4–7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại sau mỗi 28 ngày nhưng khoảng thời gian này bình thường có thể dao động từ 21–35 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt là một nhóm các vấn đề gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Các vấn đề đó có thể là:

  • Đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh (mất kinh)
  • Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hay kéo dài (rong kinh)
  • Chảy máu hoặc xuất hiện những đốm máu ở giữa các kỳ kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục

Rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng xảy ra có thể can thiệp đến cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ. Tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

2. Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt

Các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn kinh nguyệt là:

  • Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt. Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. các dấu hiệu có thể kể đến đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, tiêu chảy, đau bụng nhẹ;
  • Rong kinh. Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kì kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;
  • Mất kinh. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là mất kinh. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kì kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kì kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn kinh nguyệt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

  • Mang thai hoặc cho con bú. Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
  • Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức. Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều và bạn có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
  • Suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồn trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
  • Bệnh viêm vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
  • U xơ tử cung. U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài
  • Rối loạn đông máu: kéo dài thời gian đông máu làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Di truyền

Ngoài ra, lối sống và tình trạng căng thẳng (stress) cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc tăng hay giảm cân nhanh chóng, ăn kiêng, thay đổi thói quen tập thể dục, đi du lịch hay các yếu tố khác trong cuộc sống đều có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường

4. Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt

Để đưa ra chẩn đoán, trước hết bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn (bao gồm theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng bạn gặp phải) và thăm khám sức khỏe, bao gồm khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP. Bạn sẽ phải thông báo cho bác sĩ biết về chu kỳ kinh nguyệt của mình, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt, lượng máu kinh chảy trong mỗi đợt hành kinh và các triệu chứng khác gặp phải.Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác như:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu
  • Xét nghiệm nội tiết tố (hormone)
  • Siêu âm qua đường âm đạo có truyền nước muối (hysterosonography)
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Nội soi tử cung, buồng chứng
  • Nội soi ổ bụng
  • Sinh thiết nội mạc tử cung

5. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt cũng như điều tiết chu kỳ kinh. Nếu là đa kinh hay thiểu kinh so với bình thường có liên quan đến tuyến giáp hoặc các chứng rối loạn nội tiết tố khác thì sau khi bạn áp dụng liệu pháp thay thế hormone, chu kỳ kinh sẽ đều đặn trở lại.

Đau bụng kinh có thể là do nội tiết tố hoặc do nguyên nhân khác bạn cũng có thể được chỉ định điều trị để giải quyết vấn đề, ví dụ như uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm vùng chậu. Một số biện pháp điều trị thường được áp dụng như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống. Ăn một chế độ hạn chế muối, giảm tiêu thụ caffeine, đường và tránh uống rượu trước khi tới kỳ kinh có thể giúp bạn giảm được các triệu chứng đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc. Bạn có thể uống một số loại thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau quặn bụng do kinh nguyệt hay uống thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố (hormone) để giảm bớt lượng máu kinh và điều hòa kinh nguyệt, thậm chí là để mất kinh theo chủ ý.
  • Điều trị bằng phẫu thuật. Các phương pháp có thể giúp điều trị tình trạng này gồm nội soi tử cung, phẫu thuật mở để cắt bỏ nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung để điều trị bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khi thực hiện phẫu thuật, kinh nguyệt sẽ chấm dứt hoàn toàn.

6. Các biện pháp giúp giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt:

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống bắt đầu khoảng 14 ngày trước chu kì kinh có thể giúp bạn chỉ gặp một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi. Hạn chế uống cà phê, đường và uống rượu cũng sẽ có ích;

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ rối loạn kinh nguyệt

  • Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu;
  • Tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng kinh;
  • Quan hệ tình dục. Cảm giác cực khoái có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh;
  • Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm đau bụng kinh;
  • Vệ sinh kinh nguyệt. Thay đổi băng vệ sinh từ 4-6 giờ. Bạn hãy tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm  vì chất khử mùi có thể gây kích ứng vùng sinh dục. Bạn không nên thụt rửa âm đạo vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn tự nhiên thường trú trong âm đạo mà chỉ cần tắm rửa thường xuyên để làm sạch.
  • Khám phụ khoa định kỳ

 

 

 

Bài viết khác

HIẾM MUỘN - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

HIẾM MUỘN - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN P...

Hiếm muộn là tình trạng bệnh lý ở các cặp vợ chồng, gây cản tr...
Rối loạn kinh nguyệt - nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn kinh nguyệt - nguyên nhân, t...

Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai v...
Cam kết chính hãng

    Pharma Plus (Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Pharma Plus) tự hào là đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm sức khỏe tốt nhất từ ​​nhiều nước trên thế giới.

    Với kim chỉ nam “ Nỗ lực hết mình vì sức mạnh cộng đồng ”, Pharma Plus cam kết mang đến cho người dùng Việt Nam những sản phẩm thiên nhiên, từ sạch nguyên liệu, an toàn, chất lượng cao được lọc kỹ càng với giá thành phù hợp nhất.

    Tất cả các sản phẩm của chúng tôi, tôi đều được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại, được kiểm tra chặt chẽ trong tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi thành phẩm đến tay người dùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế như: cGMP (thực hiện sản xuất tốt) và đều được Bộ Y tế tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.

div id="fb-root">